Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại huyện Duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 43 - 49)

Xuyên

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý trên địa bàn huyện Duy Xuyên

* Huyện Duy Xuyên:

- BCĐ cấp huyện gồm có Trưởng ban (là Chủ tịch UBND cấp huyện); và Phó Trưởng ban (là Phó Chủ tịch UBND cấp huyện);

- Phịng NN&PTNT huyện (hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện) là cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ điều phối và giúp việc BCĐ cấp huyện trong tổ chức thực hiện Chương trình XD NTM trên địa bàn.

UBND huyện giao các phòng, ban thuộc huyện chủ động xây dựng Kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện Chương trình, gắn với các chương trình, kế hoạch cơng tác năm của các cơ quan, đơn vị mình. Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thẩm định các tiêu chí được phân cơng theo dõi. Từng cơ quan, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện các tiêu chí chưa đạt của các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2016-2018;

Văn phịng Điều phối xây dựng nơng thơn mới huyện có trách nhiệm tham mưu tồn diện các nội dung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cho Ban Chỉ đạo huyện để tổ chức chỉ đạo. Trực tiếp tham mưu chỉ đạo công tác đào tạo, tập huấn, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình ở cấp xã. Chủ động tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và phối hợp với các phòng, ban, ngành kiểm tra, hướng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn mới; tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo huyện về tình hình thực hiện Chương trình theo yêu cầu.

triển khai thực hiện Chương trình. Thường trực BCĐ đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND, HĐND ban hành: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện giai đoạn 2017-2020; Xây dựng qui chế hoạt động BCĐ; Thông báo phân công nhiệm vụ và đứng điểm cơ sở nhằm hướng dẫn giúp cho các địa phương thực hiện Chương trình. Đồng thời, hàng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từng xã, hướng dẫn để lãnh đạo chỉ đạo các xã, các ngành tổ chức thực hiện.

* Cấp xã trực thuộc huyện Duy Xuyên: thành lập Ban Quản lý xây

dựng NTM xã được cơ cấu gồm có: Trưởng ban (là Chủ tịch UBND cấp xã); Phó Trưởng ban (là PCT UBND cấp xã); và các thành viên là đại diện của một số cơ quan chun mơn, một số đồn thể cấp xã.

Đồng thời, Đảng ủy, HĐND, UBND các xã đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM, Ban phát triển thơn; có sự phân cơng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban quản lý. Ban quản lý xây dựng NTM xã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, 03 tháng, 06 tháng, cả năm và có đánh giá tổng kết hàng năm về thực hiện chương trình gửi về UBND huyện (qua Văn phịng Điều phối xây dựng NTM huyện tổng hợp).

Cùng với việc thành lập đơn vị giúp việc, cần phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở. Vì cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ chuyên trách về công tác xây dựng NTM là đội ngũ trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM; họ cũng là người cầm tay, chỉ việc để dẫn dắt và khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo của người nông dân. Cũng nhờ chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, mà những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai thực hiện Đề án 500 trong việc thí điểm tuyển chọn đội ngũ trí thức trẻ ở giai đoạn 2013 –

2020 tình nguyện về cấp xã tham gia phát triển nơng thơn vùng miền núi... Đối với thơn, xóm: đã Thành lập Ban phát triển thôn, Ban giám sát thôn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM ở thơn, xóm.

Nhìn chung tại Duy Xuyên, Ban chỉ đạo huyện và Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện về chương trình mục tiêu QG về XD nông thôn mới đã được thành lập vào năm 2010; và tiếp tục củng cố kiện toàn từng bước vào các năm (năm 2012, năm 2013 và năm 2015). UBND huyện Duy Xuyên đã ra Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. UBND huyện Duy Xuyên thành lập Văn phịng Điều phối NTM XD nơng thơn mới cấp huyện vào năm 2015; và năm 2017 đã ra Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu QG của huyện Duy Xuyên giai đoạn 2017-2020; đồng thời ban hành Quy chế hoạt động, có sự phân cơng cụ thể về nhiệm vụ cho các thành viên.

Trên địa bàn Duy Xuyên, hiện có: (a) 11 xã xây dựng NTM đã được thành lập và đã có bước củng cố kiện toàn đối với BCĐ và Ban quản lý. Các xã cũng đã bố trí sắp xếp từ một đến hai cán bộ chuyên trách lĩnh vực này; (2) 100% (67/67) thơn xóm đã được thành lập và kiện toàn từng bước đối với BCĐ xây dựng khu dân cư nông thơn mới kiểu mẫu và Ban phát triển thơn, có sự phân cơng cụ thể về nhiệm vụ.

Nhờ đó từ huyện Duy Xuyên tới địa bàn cơ sở những năm qua, việc thực hiện chỉ đạo đã được thống nhất và đồng bộ, đóng góp tích cực trong việc đẩy mạnh tổ chức thực thi các chương trình trong xây dựng NTM trên tồn địa bàn huyện nhà.

Tuy nhiên, một số vấn đề bất cập cịn tồn tại, đó là:

- Cơng tác chỉ đạo, phối hợp của huyện ủy và chính quyền huyện Duy Xuyên trong tổ chức thực hiện còn chưa đồng bộ; cấp ủy của một số xã trên địa bàn huyện chưa thực sự vào cuộc, chưa phát huy cả hệ thống chính trị để vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM, nhất là lĩnh vực đầu tư XDCB.

- Vai trò trách nhiệm của các ngành trong việc phối hợp thực hiện Chương trình chưa cao; cơng tác phối hợp giữa Mặt trận, đồn thể các cấp, các sở, ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay xây dựng NTM chưa đồng bộ và thường xuyên, chưa có cách làm hay và sáng tạo.

- Đối với cán bộ chuyên trách của huyện Duy Xuyên còn kiêm nhiệm nhiều công việc, nên chất lượng công tác tham mưu có phần hạn chế nhất định. Một số cán bộ chính quyền xã chưa có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xây dựng NTM, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện; đặc biệt năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, bộ phận giúp việc chương trình cịn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

2.2.2.2. Công tác tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới lĩnh vực đầu tư XDCB ở huyện Duy Xuyên

Huyện Duy Xun có 11/14 xã, thị trấn thực hiện chương trình NTM (gồm Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Hòa, Duy Châu, Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Trung, Duy Phước, Duy Thành, Duy Vinh). Còn lại 3 địa phương là thị trấn Nam Phước và 2 xã Duy Nghĩa, Duy Hải phát triển theo hướng đô thị.

Tuy xuất phát điểm thấp và trình độ phát triển ở các xã không đồng đều, song trong chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện đã lựa chọn và tập trung vào một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của huyện cụ thể như sau:

+ Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng và huy động vốn đầu tư:

Chính quyền các địa phương ở Duy Xuyên đã linh hoạt huy động nhiều nguồn lực tài chính để đầu tư thi cơng xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu. Đặc biệt UBND huyện đã tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh và nhân dân đóng góp cơng đã làm hơn 140 km đường giao thông nông thôn, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư;

tích cực huy động nguồn lực trong nhân dân và nguồn lực xã hội khác để thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới về hạ tầng kinh tế- xã hội. Cụ thể, theo số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo Chương trình XD NTM huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011 - 2019, tổng nguồn vốn Duy Xuyên đầu tư cho chương trình xây dựng NTM là >2.459 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp gần 997 tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 456 tỷ đồng, huy động từ các doanh nghiệp và hợp tác xã hơn 259 tỷ đồng, nhân dân đóng góp quy ra giá trị xấp xỉ 711 tỷ đồng, còn lại là những kênh vốn hợp pháp khác. Năm 2019, tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh giao cho Duy Xuyên thực hiện các tiêu chí của huyện NTM hơn 62,8 tỷ đồng; về tỷ lệ giải ngân đạt 62,1%...

Tính trong năm 2020, tổng nguồn vốn để đầu tư cho việc XD NTM trên địa bàn huyện Duy Xuyên là 584,7 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh cần hỗ trợ 121 tỷ đồng, trung ương 72,4 tỷ đồng, ngân sách huyện 113,9 tỷ đồng, còn lại huy động các nguồn lực khác. Trong năm 2020, chính quyền các địa phương ở Duy Xuyên đã linh hoạt huy động nhiều nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu với tổng kinh phí gần 474 tỷ đồng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ >78 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 2,2 tỷ đồng; cịn lại là từ các nguồn vốn khác. Từ nguồn vốn này, huyện đã tiếp tục đổ bê tông 18,5km đường giao thông nông thơn, giao thơng nội đồng và kiên cố hóa 29,3km kênh mương các loại... Tính đến thời điểm hiện nay, địa phương Duy Xuyên đã có 24 tuyến đường thuộc huyện quản lý với tổng chiều dài 135km, đảm bảo cho ô tô và các phương tiện đi lại, kết nối đến trung tâm hành chính 14 xã, thị trấn. Tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tơng hóa đạt 100%. Qua đó nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trên địa bàn huyện. Cũng nhờ đó góp phần quan trọng cho huyện Duy Xuyên đã thực hiện hoàn thành 6/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM (tính đến ngày 19.2.2020) gồm: thủy lợi, điện, sản xuất, môi trường, an ninh trật tự xã hội,

chỉ đạo xây dựng NTM.

Tuy vậy, vấn đề cịn đặt ra là:

Khó khăn lớn nhất hiện nay là Duy Xuyên có 15km đường giao thơng huyết mạch cần nâng cấp, mở rộng để đạt chuẩn theo quy định. “Toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc đầu tư nâng cấp, mở rộng 15km đường giao thơng này đã cơ bản hồn thành. Tổng nguồn vốn thực hiện ước khoảng 42 tỷ đồng, trong đó huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ 25 tỷ đồng. Nếu tỉnh đồng ý chủ trương, bố trí nguồn vốn thì Duy Xun triển khai thực hiện ngay và quyết tâm trong vòng 6 tháng sẽ hồn thành. Trong trường hợp Duy Xun khơng thể đầu tư nâng cấp, mở rộng toàn bộ 15km đường giao thông như đã nêu, đương nhiên tiêu chí về giao thơng của huyện NTM khơng đạt chuẩn theo quy định” (theo ơng Nguyễn Văn Khánh - Trưởng phịng Kinh tế & hạ tầng Duy Xuyên cho biết).

Quá trình xây dựng nơng thơn mới cịn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch. Các tiêu chí chưa đạt gồm quy hoạch, giao thơng và y tế - văn hóa - giáo dục.

Vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản khi về đích huyện NTM đang cịn đặt ra.

+ Về phát triển sản xuất:

Tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để hỗ trợ xây dựng mơ hình phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân; khuyến khích hình thành, nhân rộng các mơ hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất hình thành chuỗi giá trị

phù hợp; mỗi xã phải xác định được những sản phẩm, ngành nghề chủ lực, thế mạnh của địa phương mình, từ đó có giải pháp và lộ trình cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng các mơ hình phát triển sản xuất có hiệu quả theo chuỗi giá trị gắn với hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, góp phần tạo sự chuyển biến trong tư duy và cách thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao cho người dân khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)