Hoàn thiện pháp luật về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 62 - 64)

Bước sang giai đoạn 2020 - 2025, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp năm 2013, vấn đề cải cách tư pháp, cải cách hành chính; xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và thực thi cơng khai địi hỏi Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thi hành cơng vụ của chính quyền các cấp ở địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã cũng như có chính sách bảo đảm cho người dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện các quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận pháp luật. Nhận thức đúng đắn việc xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đơn thuần mà là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, pháp luật và an ninh quốc phòng, ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với

mục tiêu tổng quát “Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thơn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững”.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ“đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bảo đảm

và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân” trong nội dung

thành phần về nâng cao chất lượng, phát huy vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nơng thơn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân của Chương trình.

Việc bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật là một nội dung thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm gắn kết, thực hiện tồn diện các mục tiêu, nội dung xây dựng nơng thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở, nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền xã; đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, khẳng định vai trò của pháp luật và của ngành Tư pháp trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 92/2009/NĐ-CP (về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) theo hướng tăng số lượng cán bộ cơng chức

trong đó có cơng chức chun trách nông thôn mới và giảm số người hoạt động không chuyên trách.

Xem xét sớm điều chỉnh Quyết định số 1857/QĐ-UBND, ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Bộ tiêu chí về nơng thơn mới tỉnh Quảng Nam cho phù hợp đặc thù của tỉnh Quảng Nam. Theo hướng về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã, ấp, quy mơ trung tâm xã khơng nhất thiết phải có đủ các khu thể thao, khơng nhất thiết ấp nào cũng có nhà văn hóa; về tiêu chí nghĩa trang, chợ nơng thơn xã nào có nhu cầu mới xây dựng để tránh lãng phí vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)