Đặc điểm về phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 39)

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự cố gắng nỗ lực của nhân dân trong toàn huyện, kinh tế - xã hội huyện Duy Xuyên đã có nhiều bước phát triển. Thu nhập bình quân đầu người ước đến cuối năm 2020 đạt 50triệu đồng/người, tăng 24,2 triệu đồng/người so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất của các ngành kinh tế và thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng nhanh và bền vững, cụ thể:

+ Năm 2011: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21%; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 45%; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 34%. Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 1785tỷ đồng; sản xuất công nghiệp đạt 620 tỷ đồng; thương mại – dịch vụ đạt 490 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 39 tỷ đồng;

+ Năm 2020: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 10,79%, giảm 10,21% so với năm 2011; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 46,39%, tăng 1,39% so với năm 2011; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 42,83%, tăng 8,83% so với năm 2011. Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 1.680tỷ đồng, tăng 895 tỷ đồng so với năm 2011; sản xuất công nghiệp đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 5.070 tỷ đồng so với năm 2011; thương mại – dịch vụ đạt 5.150 tỷ đồng, tăng 4.660 tỷ đồng so với năm 2011. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 320,25 tỷ đồng, tăng 281,25tỷ đồng so với năm 2011.

Trong giai đoạn 2011-2020, UBND huyện tập trung chỉ đạo sản xuất, triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chú trọng công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tổ chức thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, năm

2019 giá trị sản xuất nông nghiệp Nông - lâm - thủy sản đạt theo giá hiện hành 2.106 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,77%. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự dịch chuyển nhanh theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hiện nay đã định hình được các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chủ lực tạo ra sản phẩm chất lượng hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2019 đạt 7.210 tỷ đồng, sản phẩm công nghiệp của huyện là khai thác đá xây dựng, cát sạn các loại, gạch Tuynel, nguyên liệu gỗ, may mặc, chế biến sản phẩm từ gỗ. Tồn huyện có 344 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp, trong đó 17 doanh nghiệp hoạt động trong Cụm công nghiệp Tây An, Cụm công nghiệp Đông Yên….. đã giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 lao động.

Giá trị thương mại, dịch vụ năm 2019 đạt 7.182 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ ước đạt 3.139 tỷ đồng. Mạng lưới thương mại dịch vụ trong thời gian qua phát triển khá, đáp ứng kịp nhu cầu vật tư, hàng hóa cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; các dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thơng, vận tải, đại lý cung cấp, tiêu thụ hàng hóa tiếp tục phát triển;

- Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện năm 2019 giảm cịn 3,08%. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì nâng cao:Hàng năm huyện được tỉnh kiểm tra, công nhận huyện đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được củng cố và tăng cường cả về vật chất và đội ngũ cán bộ y tế; nâng cấp Trung tâm Y tế huyện đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân;

mới, đô thị văn minh” cùng với các phong trào xây dựng “làng văn hố”, “gia

đình văn hố”, “đơn vị cơ quan có nếp sống văn hố” được phát động, triển khai sâu rộng và được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới;

- Các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn, đảm bảo vệ sinh mơi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp. Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường nông thôn với sự tham gia của cộng đồng ở tất cả các đơn vị được tổ chức tốt. Nước sạch nông thôn đã được triển khai, dân cư nông thôn được sử dụng nước đảm bảo hợp vệ sinh;

- Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường. Dân chủ ở cơ sở ngày càng được phát huy. Phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Đến cuối năm 2015 có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2017 có 01 xã đạt chuẩn nơng thơn mới; năm 2018 có 02 xã đạt chuẩn nơng thơn mới; năm 2019 có 02 xã đạt chuẩn nơng thơn mới; Năm 2020 có 02 xã đạt chuẩn nơng thơn mới. Đến nay tồn huyện có 11/11 xã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%;

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh cho xây dựng nông thôn mới được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: đường giao thông nông thôn, xây dựng trụ sở xã, trường học, trạm y tế xã, thiết chế văn hóa, thể thao, chợ, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt .. đạt chuẩn; đối với nguồn vốn sự nghiệp tập trung cho thực hiện công tác quy hoạch, hỗ trợ sản xuất, dịch vụ, ngành nghề nông thôn, đào nguồn nhân lực ...Cơ chế đầu tư được đổi mới căn bản theo hướng phân cấp đối đa cho cấp xã và cộng đồng quyết định, giám sát đầu tư, ngồi nguồn kinh phí từ

NSTW, ngân sách tỉnh, UBND huyện, xã bố trí đối ứng từ ngân sách huyện, xã và nhân dân đóng góp;

- Việc giao, phân bổ nguồn vốn được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và quy định hướng dẫn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Kế hoạch vốn giao hàng năm được ưu tiên bố trí để xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, các dự án hồn thành cịn thiếu vốn, cịn lại mới bố trí cho các dự án khởi cơng mới. Trong quá trình triển khai thực hiện, kiểm soát chặt chẽ về phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt;

- Đối với nguồn vốn của nhân dân đóng góp: Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó người dân đóng vai trị chủ thể trong

xây dựng NTM, nhà nước hỗ trợ một phần, tham gia đóng góp của người dân, cộng đồng dân cư mới là quan trọng và cần thiết. Việc huy động sức dân trong xây dựng NTM được triển khai tuyên truyền sâu rộng, thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền, đồn thể các cấp trên tinh thần tự nguyện, bàn bạc, thống nhất mức đóng góp cụ thể cho từng dự án, nội dung, tiêu chí… khơng quy định bắt buộc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, tình hình cụ thể của từng địa bàn thôn, xã đảm bảo cơng khai minh bạch. Từ đó đã làm cho từng người dân, nhận thức đầy đủ, sâu sắc, đồng thuận cao và tham gia thiện có hiệu quả;

- Nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng đã được hiện thực hóa trên cơ sở có sự tham vấn, lấy ý kiến của người dân và qua sự giám sát của Ban giám sát cộng đồng. Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, quản lý, vận hành các cơng trình đầu tư ở các xã cũng góp phần nâng cao trình độ quản lý dự án đầu tư của người dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư và nâng cao hiệu quả đầu tư của nguồn vốn.

2.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRONG LĨNH vực đầu tư xây DỰNG cơ bản từ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)