Nội dung quản lý nhà nước về du lịch biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 28)

Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch, xây dựng các chương trình, các dự án, cụ thể hóa các chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương hướng hình thành các phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập mơi trường kinh doanh vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm sốt hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó cần tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch để việc đầu tư phát triển đem lại kết quả tối ưu nhất.

Thứ hai, Ban hành văn bản pháp luật quản lý về du lịch biển

Pháp luật đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung và cụ thể trong lĩnh vực du lịch nói riêng là những quy định của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước bắt mọi chủ thể khác phải thực hiện. Vì vậy, việc thiết lập khn khổ pháp lý thơng qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là điều cần thiết. Cùng

với đó để chính sách pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch biển phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Tạo môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động du lịch. Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật...Bên cạnh đó, việc hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với các cấp trong hệ thống quản lý du lịch của trung ương, tỉnh, huyện cũng phải thực thi một cách có hiệu quả.

Thứ ba, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về du lịch biển

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những chức năng trong công tác tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đây là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, nhằm đưa các quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, đến với cán bộ và nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phương rất quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ngành. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh. Giúp họ am hiểu và chấp hành đúng các quy định về từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh; góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật. Từng bước đổi mới về nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phù hợp theo từng nhóm đối tượng (cán bộ, cơng chức, viên chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ và quần chúng nhân dân).

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lực nhân lực hoạt động trong ngành du lịch là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định thành công của hoạt động du lịch. Để hoạt động du lịch phát triển, việc tổ chức, đào tạo bồi dưỡng và hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần có chiến lược, định hướng nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cũng chính là nâng

cao hiệu quả phục vụ du lịch. Nhà nước kiểm tra đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức quản lý du lịch cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, bảo vệ tài ngun du lịch, mơi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ tư, hợp tác quốc tế về du lịch biển

Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, chính quyền cấp của quốc gia, của từng địa phương tiến hành cung cấp thơng tin, cập nhật chính sách mới về du lịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ QLNN và cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp theo luật pháp quốc tế. Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, các quốc gia có quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh tế, thương mại du lịch phối hợp với nhau trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa phương thức quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch đạt tới mục tiêu và bảo đảm các cam kết đã kí[35, tr56]. Ngồi ra các cơ quan có chức năng tiến hành tổ chức và quản lý công tác tiếp xúc và hợp tác quốc tế về du lịch.

Thứ năm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch

biển

Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các cơng trình, khu, điểm du lịch, làm ơ nhiễm mơi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương...Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như cơ chế quản lý của các chủ thể đó. Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động trong hoạt động du lịch. Nếu phát hiện thấy những lệch lạc, vi phạm trong kinh doanh dịch vụ du lịch thì sẽ có những biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)