Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 62 - 66)

B. Phân theo ngành nghề kinh doanh 870

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Thứ nhất, đổi mới nhận thức về vai trò của du lịch biển và về quản lý nhà

nước đối với du lịch biển;

Sau khi thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận thức về vị trí, vai trị của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia của đảng viên, cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững. Kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, để kinh tế biển phát triển bền vững vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức; phát triển kinh tế biển vẫn chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ an ninh, an tồn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với sự cố mơi trường trên biển còn nhiều bất cập… Những hạn chế, yếu kém đó trước hết là do nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người dân,

doanh nghiệp về vai trị, vị trí của biển, phát triển bền vững kinh tế biển chưa đầy đủ. Vì thế cần phải thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì mơi trường hịa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Thứ hai, hồn thiện pháp luật về du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng Văn

bản pháp luật là căn cứ, cơ sở quan trọng, là cơng cụ thể chế hóa quyền lực nhà nước. Cơng tác QLNN dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng chú trọng đến các văn bản pháp lý ở trung ương và cả địa phương. Trong thời gian qua, việc ban hành văn bản pháp luật ở lĩnh vực du lịch vẫn cịn nhiều thiếu sót. Việc ban hành Nghị định hướng dẫn Luật du lịch 2017 cịn chậm, dẫn đến cơng tác quản lý nhà nước về du lịch còn bị gián đoạn cụ thể như:

Theo quy định của Luật du lịch 2017 yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa cũng phải ký quỹ với số tiền 100 triệu đồng. Nếu so với trước đây, chỉ doanh nghiệp kinh doanh quốc tế mới phải đóng tiền ký quỹ, quy định trong luật lần này được đánh giá là cần thiết để đảm bảo tính cạnh tranh và quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn luôn băn khoăn về mức đóng quỹ cũng như quy định các trường hợp được sử dụng quỹ để “bảo đảm quyền lợi của khách hàng và công ty du lịch” đúng như tiêu chí đề ra. Cụ

thể, luật du lịch 2017 khơng hề quy định rõ ràng những trường hợp khẩn cấp như thế nào thì được dùng tiền ký quỹ và ai là người có quyền quyết định rút số tiền này. Vì vậy Chính phủ cần phải ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật du lịch năm 2017, doanh nghiệp và hướng dẫn viên hiện đang rất mơ hồ và hoang mang về các điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên. Cụ thể vào mùa cao điểm, doanh nghiệp thường phải sử dụng thêm 20-30 hướng dẫn viên cộng tác, tuy nhiên vào thấp điểm chỉ 2 hướng dẫn viên là đủ. Trong khi đó, luật du lịch 2017 yêu cầu, hướng dẫn viên được phép hành nghề khi đáp ứng ba điều kiện. Trong đó, có quy định hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch, được doanh nghiệp đảm bảo các chính sách an sinh xã hội đồng nghĩa gắn hướng dẫn viên với một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, quy định này đang “gây khó” cho doanh nghiệp và hướng dẫn viên. Bởi với quy mô hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lữ hành thường đi thuê cộng tác viên ngồi thay vì tuyển đủ số lượng hướng dẫn viên cần thiết. Hơn nữa, bản thân các hướng dẫn viên cũng khơng muốn bị “bó buộc” ở một cơng ty. Vì vậy việc ban hành Nghị định hướng dẫn là điều cần thiết.

Ngoài ra, để việc QLNN về du lịch đạt được nhiều hiệu quả cần phải: Rà soát lại những văn bản thuộc lĩnh vực du lịch biển và những văn bản có liên quan; Phát hiện những văn bản sai sót để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế du lịch biển.

Thẩm quyền ban hành văn bản trong lĩnh vực du lịch - du lịch biển nói riêng cần được thống nhất ở các cấp, các ngành. Công tác ban hành văn bản được thống nhất theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, đơn vị.

lỗi, pháp luật về du lịch biển;

Tuyên truyền quảng bá du lịch biển là giải pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh biển của Quảng Trị trong cả nước và quốc tế. Một vùng biển dù đẹp đến bao nhiêu, dịch vụ tốt đến đâu mà khơng được biết đến thì khơng thể phát triển du lịch được. Vì vậy cần phải có những biện pháp tuyên truyền, quảng bá phù hợp như: Phát hành ấn phẩm thông tin tuyên truyền như: website, CD-ROOM, film du lịch biển, bản đồ du lịch biển... Đặc biệt, xây dựng chương trình về du lịch Quảng Trị nhất là du lịch biển trên các kênh trong nước như VTV, HTV, VCTV... và các kênh quốc tế khác. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Thực hiện các phim truyện có cảnh quay về các bãi biển Quảng Trị bằng cách liên kết, thu hút, tài trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hãng phim truyền hình trong nước và quốc tế có cảnh quay ngoại cảnh tại các bãi biển đẹp, các KDL nổi tiếng... là cách tốt nhất để quảng bá du lịch biển đến người xem phim. Phát động cuộc thi sáng tạo logo, các tác phẩm văn chương hay bài hát về biển Quảng Trị nhằm giới thiệu nét độc đáo hấp dẫn của biển đến du khách trong nước và quốc tế.

Thứ tư, mở rộng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế

về du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng;

Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngồi. Chun nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hạn làm cơ sở để thực hiện cơng tác xúc tiến quảng bá bài bản, có trọng tâm, trọng điểm. Gắn công tác thông tin quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch với việc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh, xây dựng các điểm đến tiêu biểu, các sản phẩm đặc sắc, nâng cao chất lượng các dịch vụ, kỹ năng phục vụ và văn hóa ứng xử đối với du

khách.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch biển;

Du lịch biển là hình thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng và thư giãn của con người. Hiểu như vậy chúng ta mới nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách để du lịch biển thức sự đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch biển cần phải:

Tăng cường cơng tác phịng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo.

Hoàn thiện hệ thống quản lý khách ở các cơ sở lưu trú, thực hiện các quy định về đăng ký đảm bảo các yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp với ngành an ninh, hải quan... để quản lý tốt du khách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.

Tiến hành kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ven biển và trong thị xã, cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở nào chưa đảm bảo thì tuyệt đối khơng được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

Xử phạt hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh nếu xuất những thực phẩm không đạt tiêu chuẩn mà vẫn kinh doanh, mua bán ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)