Nhóm giải pháp đối với tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 66 - 75)

B. Phân theo ngành nghề kinh doanh 870

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với tỉnh Quảng Trị

Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và tính năng động của chính quyền trong xây dựng chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch biển tại địa phương.

Phát triển du lịch biển được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và

cộng đồng dân cư. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch biển có vị trí hết sức quan trọng, là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa, có tính liên ngành, liên vùng. Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch biển, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về du lịch từng bước được nâng cao; tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách về lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng. Công tác nghiên cứu, trùng tu, tơn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, danh thắng được chú trọng. Để du lịch biển của Tỉnh ngày càng phát triển, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trị quản lý của Nhà nước, cơng tác tun truyền, vận động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân về phát triển du lịch.

Thứ hai, rà sốt đảm bảo tính tương thích giữa các văn bản quản lý nhà

nước về du lịch biển tại Quảng Trị với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về du lịch.

Thời gian qua, việc ban hành văn bản pháp luật ở lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều thiếu sót. Trong thời gian tới, cần phải có sự chuẩn hóa trên lĩnh vực ban hành để văn bản ra đời đúng định hướng, kịp thời và đồng bộ, làm căn cứ xác định nhiệm vụ quản lý và thực thi của những cơ quan đơn vị thuộc ngành và lĩnh vực có liên quan. Theo đó, cần rà sốt lại những văn bản thuộc lĩnh vực du lịch biển và những văn bản có liên quan, lập danh sách thứ tự các văn bản còn hiệu lực ban hành, phát hiện những văn bản sai sót để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế du lịch biển...

Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản pháp luật cần chú ý ở các khâu: Thẩm quyền ban hành văn bản trong lĩnh vực du lịch - du lịch biển nói riêng cần được thống nhất ở các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật về chức

năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, đơn vị; Tránh tình trạng ban hành văn bản chồng chéo, thiếu tính thống nhất giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa UBND tỉnh và các phịng, ban…

Thứ ba, phân cơng hợp lý chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể quản lý nhà nước về du lịch biển và tổ chức phối hợp tốt hoạt động quản lý về du lịch biển tại địa phương.

Củng cố tổ chức bộ máy QLNN ở tỉnh gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN về du lịch, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan. Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong QLNN về du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...).

Cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý QLNN về du lịch phù hợp cho cấp huyện và xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch. Rà sốt cơng tác quản lý tại các khu, điểm du lịch, tăng cường trách nhiệm QLNN toàn diện trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, văn minh lịch sự trong hoạt động du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa Sở VHTTDL với các sở, ngành khác trong QLNN về du lịch.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác theo dõi thi hành pháp luật về du lịch biển. Nâng cao tính hiệu quả của cơng tác xử lý đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch biển tại địa phương.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch biển tại địa phương.

Chú trọng đến công tác đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao tại địa phương. Phịng Văn hóa và Thơng tin cần phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo về nghiệp vụ du lịch biển. Cần tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng giảng dạy, học tập và thi cử của các cơ sở này; Cử cán bộ chuyên trách việc cập nhật những quy định pháp lý mới, kiến thức chuyên môn mới, thống kê thường xuyên số liệu, thị hiếu, xu hướng mới của khách du lịch đến biển... để cung cấp kiến thức thông tin mới nhất, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về du lịch biển cho các cơ sở đào tạo. UBND tỉnh Quảng Trị cần đứng ra liên hệ, giới thiệu, tạo điều kiện để học viên đi thực tế và thực tập tại các khu du lịch, công ty du lịch, lữ hành, các khách sạn... Tùy theo từng đối tượng lao động quản lý hay trực tiếp, UBND Quảng Trị cần đề xuất đào tạo bồi dưỡng với nội dung và phương pháp cho phù hợp. Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, về kỹ năng nghề và ngoại ngữ, dịch vụ du lịch gắn với việc tôn tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên và hết sức bức thiết trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch. Nguồn nhân lực này cũng là lực lượng tiên phong trong việc nghiên cứu, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển, nắm bắt xu thế và hiểu rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Thứ sáu, tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch biển tại địa phương.

Du lịch biển Quảng Trị rất cần những nhà đầu tư có tiềm lực có chiến lược và có tâm huyết để vừa phát triển du lịch vừa gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. Xúc tiến thành lập cơ quan maketing địa phương chuyên làm công tác thu hút vốn đầu tư cho Quảng Trị. Mở khóa bồi dưỡng marketing địa phương cho cán bộ và tổ chức các buổi hội thảo nghiên cứu marketing địa phương. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu

đãi đặc biệt, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư nói chung và trực tiếp phục vụ ngành Du lịch biển nói riêng. Tăng cường thơng tin, tun truyền, quảng bá hình ảnh biển qua các phương tiện thơng tin đại chúng, website...

Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước và dành ra một phần ngân sách địa phương trích từ nguồn thu du lịch biển để tái đầu tư cơ sở hạ tầng, tôn tạo các tuyến điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Với điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay, việc đầu tư cơ sở hạ tầng dàn trải là điều không thể thực hiện được. Do vậy, cần xác định khu vực trọng tâm, trọng điểm để có những đầu tư thích hợp. Khi một khu vực phát triển mạnh sẽ tạo hiệu ứng phát triển các khu vực lân cận. Cụ thể, khu vực Cửa Tùng – Cửa Việt – Cồn Cỏ là vùng động lực để phát triển tam giác du lịch, do đó nên tập trung hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này

Thứ bảy, đa dạng hóa các loại hình du lịch biển và tập trung nâng cao

chất lượng của các loại hình du lịch biển hiện có tại địa phương.

Quảng Trị là vùng đất có truyền thống về lịch sử, đấu tranh cách mạng, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước cũng như sự quan tâm của các tổ chức, chính quyền. Những địa phương nằm ven biển (Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái…) là những nơi có nhiều di tích lịch sử: địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Cồn Cỏ anh hùng… Để thu hút khách du lịch, cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong sự liên kết, phát triển hài hịa các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của địa phương. Phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và tận dụng “di sản văn hóa biển” trong việc thu hút du khách. Cần tiến hành việc đào tạo kỹ năng và tạo những điều kiện vật chất ban đầu để cộng đồng có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch như hướng dẫn khách, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú… Mặt khác, đặc trưng văn hóa biển ln gắn với nhiều lễ hội, phong tục

tập quán liên quan đến đời sống, sinh hoạt, tâm linh của cộng đồng dân cư. Trong điều kiện phát triển về khoa học công nghệ như vũ bão ngày nay và quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia, dân tộc, việc tổ chức các sự kiện văn hóa có tính cộng đồng, mang đậm dấu ấn văn hóa biển sẽ nhanh chóng lan tỏa. Do vậy, xây dựng một khơng gian văn hóa, tổ chức nhiều lễ hội truyền thống hằng năm có quy mơ gắn liền với các sự kiện lịch sử hay các dịp lễ lớn của toàn dân tộc là việc làm hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, cần việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và làm sạch môi trường biển là một việc làm cần thiết. Việc giữ gìn an ninh, vệ sinh mơi tường biển và quy hoạch các khu vực tắm an toàn ở các bãi biển cần được chú trọng hơn nữa. Ngoài ra, thay đổi và sáng tạo hơn trong việc tạo ra các loại hình khai thác, đánh bắt thủy hải sản của người dân sẽ tạo ra sản phẩm du lịch biển, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Tất cả những giải pháp trên sẽ phát huy hết tác dụng nếu có các nhà đầu tư đến Quảng Trị để biến những bãi cát trắng thành những “mỏ vàng”. Nếu có nhà đầu tư thành cơng, sẽ tạo thành hiệu ứng thu hút thêm các nhà đầu tư khác, và kéo theo đó chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao để đáp ứng nhu cầu du khách. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, mở rộng quan hệ, giao lưu quốc tế là xu hướng chủ đạo của thế giới. Quảng Trị là một mắc xích quan trọng trong hành lang kinh tế Đông Tây. Việc phát triển du lịch biển Quảng Trị trong mối liên kết phát triển kinh tế du lịch với các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan… là tiền đề quan trọng không chỉ mang lại giá trị trong kinh doanh du lịch mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực khác.

Tiểu kết Chương 3

Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về du lịch biển tại tỉnh Quảng Trị, chương 3 đã phân tích được tình hình áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý nhà nước về du lịch biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đưa ra quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiển tỉnh Quảng Trị bao gồm Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển phải đứng vững trên quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển bền vững và chủ quyền quốc gia về biển đảo, về hiệu quả kinh tế và phải đảm bảo duy trì, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc đi đơi với mở rộng hội nhập quốc tế. Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về du lich biển bao gồm giải pháp chung và các giải pháp đối với tỉnh Quảng Trị. Để du lịch biển Quảng Trị ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương thì việc áp dụng các giải pháp trên là điều cần thiết mà các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở kinh doanh, cá nhân, tổ chức liên quan cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Du lịch có ý nghĩa và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng. Du lịch không chỉ là một dịp nghỉ ngơi, mà cịn là cơ hội có những trải nghiệm mà đơi khi mỗi người chỉ có một lần trong đời, là cơ hội nâng cao hiểu biết về những đất nước, con người, những nền văn hóa khác. Và du lịch thực sự khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Vì vậy, để ngành du lịch ngày càng phát triển có hiệu quả thì cơng tác quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền là điều quan trọng. Ngày nay, du lịch biển đã trở thành ngành kinh tế hấp dẫn và trở thành loại hình du lịch phát triển tổng hợp, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành du lịch ở những địa phương có biển cho nên công tác quản lý ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Du lịch biển Quảng Trị đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến nổi tiếng trong và ngoài nước. Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã sớm xác định tiềm năng, lợi thế phát triển và vai trị, vị trí của ngành du lịch; đã quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để du lịch biển dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Ngành du lịch Quảng Trị đã có bước phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Có thể nói, cùng với tiến trình phát triển KTXH chung của tỉnh, ngành du lịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh và khẳng định vị trí của du lịch Quảng Trị trong vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả nước.

Để du lịch biển Quảng Trị phát triển đúng theo lộ trình, cần chú trọng đến việc tăng cường hiệu quả QLNN đối với du lịch biển. Vì phát triển du lịch biển và không ngừng nâng cao hiệu quả QLNN đối với du lịch biển là hai mặt của một vấn đề… Tăng cường hiệu quả cơng tác QLNN cũng chính là đẩy mạnh phát triển du lịch biển, hỗ trợ cho sự phát triển toàn ngành du lịch

trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. Trong tiến trình hội nhập, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ước muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho ngành du lịch của tỉnh, sau khi tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động quản lý du lịch biển tại Quảng Trị, cùng với giải pháp đưa ra theo ý kiến cá nhân, luận văn hy vọng đã gợi mở thêm nội dung thiết thực cho việc phát triển du lịch biển tỉnh Quảng Trị nói riêng và các địa phương có biển trong cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)