Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 29 - 32)

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn tới sự thành cơng trong việc phát triển du lịch. Nó kìm hãm nếu như đường lối sai với thực tế. Kế thừa và phát triển ý thức về chủ quyền biển đảo của ông cha ta trong lịch sử, thể hiện trong việc quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển và hải đảo.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thơng qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 “về Chiến lược biển Việt

Nam đến năm 2020” trong đó Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Để có thể thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc, cùng với việc xác định bối cảnh quản lý nhà nước về biển và hải đảo của nước ta đang thay đổi và có những diễn biến phức tạp, điều quan trọng trước tiên đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo là phải đổi mới tư duy quản lý. Điều này được đặt ra như một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cấp bách, đồng thời, hoàn thiện và phát huy hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển và hải đảo thích ứng được với tình hình mới.[6, tr9]

Thứ nhất, quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo, đảm

bảo hiệu lực, hiệu quả

Thứ hai, quản lý nhà nước về biến đảo phải kết hợp hài hòa các mục tiêu

tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh với an ninh - quốc phòng.

Thứ ba, phát huy vai trò của người dân trong quản lý biển và hải đảo.

Tuy đây không phải là một vấn đề mới, bởi quan niệm “lấy dân làm gốc” hay “dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã được chứng minh trong thực tiễn lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam ta, song đối với quản lý biển và hải đảo, với đặc thù của mình và nhất là trong bối cảnh hiện nay, người dân ven biển bám biển, bám tàu sẽ là lực lượng đông đảo cùng với nhà nước bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế biển, giữ gìn mơi trường biển. Khơng có nguồn nhân lực hành chính nhà nước nào đủ đơng đảo và túc trực 24/24h trên vùng biển rộng lớn như lực lượng ngư dân. Cũng chính họ là những người hàng ngày gắn bó với mơi trường biển, quyết định nó trong sạch hay ơ nhiễm. [23, tr.8]

1.3.2. Pháp luật

Để quản lý được các hoạt động du lịch, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật luôn là hành lang pháp lý vững chắc, là môi trường pháp lý để điều chỉnh các hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch.

Nhằm khắc phục những hạn chế cũng như tạo sức bật cho du lịch biển, đảo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần làm cho đất nước giàu mạnh.

Để nâng cao tầm vóc và xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 201/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo các chuyên gia, việc chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng đắn, phù hợp với thế mạnh của ngành Du lịch Việt Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Từ đầu năm 2017, các chỉ đạo ở tầm vĩ mô tạo bước chuyển biến lớn trong công tác quản lý và các hoạt động phát triển du lịch. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chỉ đạo tồn bộ hệ thống chính trị tập trung triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP triển khai thực hiện NQ 08 với nhiều giải pháp đồng bộ và 15 nhiệm vụ trọng tâm.

Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168 của Chính phủ, Thơng tư số 06 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết thực hiện luật với tinh thần đổi mới đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác quản lý kinh doanh du lịch. Tại các địa phương, việc thành lập 13 Sở Du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm đã góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch sơi nổi, hiệu quả hơn.

Trước yêu cầu đặt ra để đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ đã ra Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du khách thì cơng tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch là một trong những nội dung cần thiết. Ngày 21/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định xử

phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)