Những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG các BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 34 - 48)

THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.2. Những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp ngăn chặn

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI QUẬN

THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng năm 2015 về các biện pháp ngăn chặn

2.1.1. Những nội dung sửa đổi, bổ sung mới về các biện pháp ngăn chặn

BLTTHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Trong Bộ luật ngày, các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VII “Biện pháp ngăn chặn, biện pháp

cưỡng chế” gồm 2 mục: mục 1 các biện pháp ngăn chặn và mục 2 các biện pháp

cưỡng chế. Việc quy định những biện pháp này trong cùng một chương của BLTTHS đã khắc phục được sự tản mạn của BLTTHS năm 2003 khi quy định các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự khác; đồng thời tạo cơ sở cho việc so sánh để thấy được điểm chung cũng như điểm khác biệt giữa các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự khác. Chương VII của BLTTHS năm 2015 có 17 điều (từ Điều 109 đến Điều 125) quy định về các biện pháp ngăn chặn. So với quy định của BLTTHS năm 2003 về các biện pháp ngăn chặn thì quy định của BLTTHS năm 2015 có những điểm mới sau đây: quy định cụ thể, đầy đủ hơn về các biện pháp ngăn chặn tại Điều 109; quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110) thay thế cho biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp tại Điều 81 BLTTHS năm 2003; bổ sung và quy định chặt chẽ những người có thẩm quyền bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ tại Điều 110 và Điều 117; quy định cụ thể những việc cần làm ngay sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt tại Điều 104; quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam và rút ngắn thời gian tạm giam Điều 119 và Điều 173; sửa đổi các quy định về biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú các điều 121, 122 và 123, bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh Điều 124.

Những nội dung mới nêu trên đã khắc phục được một số hạn chế của BLTTHS năm 2003 về các biện pháp ngăn chặn

2.1.2. Những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp ngăn chặn biện pháp ngăn chặn

BLTTHS): Theo quy định trên, các biện pháp ngăn chặn chỉ có thể được áp dụng khi có một trong những căn cứ sau:

+ Căn cứ “để kịp thời ngăn chặn tội phạm”: Căn cứ này được xác định trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được chứng tỏ một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm mà theo quy định của BLTTHS họ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc đang thực hiện tội phạm, do vậy để kịp thời ngăn chặn tội phạm cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giữ

+ Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Để có căn cứ này thì cơ quan và người có thẩm quyền phải dựa trên tài liệu, chứng cứ thu thập được cho thấy: Người bị buộc tội bỏ trốn hoặc có biểu hiện bỏ trốn khỏi nơi cư trú; nhiều lần không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng; người bị buộc tội có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc có hành vi tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; người bị buộc tội có hành vi đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại…

Khi có căn cứ này, cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thường áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giữ.

+ Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội. Để xác định được căn cứ này, cơ quan và người có thẩm quyền thường dựa trên những biểu hiện cụ thể của người bị buộc tội như: tiếp tục có hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm mà theo quy định của BLHS họ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc có hành vi đe dọa gây thiệt hại cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại hoặc những người thân thích của những người này…

Căn cứ này thường được cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dựa vào để áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

+ Để bảo đảm thi hành án: Căn cứ này được xác định trên cơ sở tài liệu chứng cứ cho thấy, nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì việc thi hành án sẽ gặp khó khăn, bởi người bị buộc tội có hành vi tẩu tán tài sản hoặc có biểu hiện sẽ tẩu tán tài

sản…Căn cứ này thường được cơ quan và người có thẩm quyền viện dẫn để áp dụng các biện pháp tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Cần lưu là những căn cứ được quy định tại Điều 109 BLTTHS năm 2015 nêu trên chỉ là các căn cứ có tính chất chung. Để áp dụng từng biện pháp ngăn chặn cụ thể thì cơ quan và người có thẩm quyền còn phải dựa vào những căn cứ, điều kiện áp dụng đối với từng biện pháp ngăn chặn cụ thể.

*Về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110)

- Căn cứ áp dụng: Theo khoản 1 Điều 110 BLTTHS thì đây là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, do vậy được áp dụng khi có một trong những căn cứ sau:

+ Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (điểm a, khoản 1), tức là có tài liệu, chứng cứ chứng tỏ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần giữ ngay không để họ tiếp tục thực hiện tội phạm. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà theo quy định của BLHS năm 2015, họ phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 2, Điều 14).

+ Người cùng thực hiện tội phạm hoặc người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.

Như vậy, để có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp này phải có hai điều kiện: một là, người cùng thực hiện tội phạm hoặc người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm; hai là, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đã thực hiện tội phạm bỏ trốn.

+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Đây là trường hợp, cơ quan có thẩm quyền qua việc khám người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc… đã phát hiện dấu vết của tội phạm ở người, tại chỗ ở, tại nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn

ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

- Thẩm quyền áp dụng và thủ tục áp dụng: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 BLTTHS năm 2015.

* Về biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Theo quy định tại Điều 109 và khoản 4 Điều 110 BLTTHS, thì bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà xét thấy cần phải tiếp tục áp dụng biện pháp bắt để tạm giữ đối với người đó trong một thời hạn nhất định. Qua đây cho thấy việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện trước khi có lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được ban hành trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người hoặc kể từ khi CQĐT tiếp nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được Viện kiểm sát phê chuẩn.

* Về biện pháp bắt người phạm tội quả tang (Điều 111 BLTTHS năm 2015)

- Căn cứ áp dụng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLTTHS năm 2015, biện pháp này được áp dụng khi có căn cứ sau:

+ Có căn cứ xác định một người đang thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp hành vi phạm tội đang được thực hiện, chưa kết thúc nên cần ngăn chặn không để tội phạm tiếp tục được thực hiện.

+ Có căn cứ xác định một người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là trường hợp một người vừa mới thực hiện xong tội phạm, chưa kịp bỏ trốn thì bị phát hiện. Giữa thời điểm kết thúc việc phạm tội với thời điểm bị người khác phát hiện không có sự gián đoạn về thời gian. Nếu người thực hiện tội phạm đã kết thúc việc phạm tội và bỏ trốn, sau một thời gian nhất định người đó mới bị người khác phát hiện, thì việc bắt giữ trong trường hợp này không thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang.

+ Có căn cứ xác định một người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm đã bị phát hiện nên đã bỏ chạy và bị đuổi bắt. Đây là trường hợp, một người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị người khác phát hiện nên đã bỏ chạy và ngay lập tức bị đuổi bắt. Giữa thời điểm kết thúc việc phạm tội với thời điểm bị phát hiện và bị đuổi bắt phải có sự kế tiếp nhau, không

bị gián đoạn về mặt thời gian.

- Thẩm quyền áp dụng: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 111 BLTTHS năm 2015 thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

- Thủ tục áp dụng: Sau khi bắt người phạm tội quả tang, người tiến hành bắt phải giải ngay người bị bắt đến Cơ quan công an, VKS hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho CQĐT có thẩm quyền.

Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an có trách nhiệm thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho CQĐT có thẩm quyền.

* Về biện pháp bắt người đang bị truy nã (Điều 112 BLTTHS năm 2015)

- Căn cứ áp dụng: Mặc dù Điều 112 không trực tiếp quy định căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn này, nhưng đối tượng bị áp dụng biện pháp này là người đang bị truy nã, tức là người đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Căn cứ quy định của pháp luật về truy nã thì người đang bị truy nã có thể là bị can, bị cáo, người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất, người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình, người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉnh chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án mà bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu, mặc dù đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả và đã xác định được lý lịch, các đặc điểm nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

- Thẩm quyền, thủ tục áp dụng: Tương tự như bắt người phạm tội quả tang

* Về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113 BLTTHS 2015)

- Đối tượng và căn cứ áp dụng: Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này là bị can hoặc bị cáo, còn căn cứ áp dụng phải dựa trên căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam. Vì sau khi áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải áp dụng ngay biện pháp tạm giam đối với người bị bắt. Căn cứ Điều 119 BLTTHS 2015, áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ sau:

về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bị can, bị cáo thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều phải bắt để tạm giam. Theo quy định của Điều 109, Điều 119 BLTTH năm 2015 và thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, thì biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

+ Thứ hai, bắt bị can, bị cáo để tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo

về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau: đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; bỏ trốn hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội, có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của người này; bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội.

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú lý lịch rõ ràng thì không bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: Bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, bị can, bị cáo có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù thì người làm chứng, bị hại người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này, bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không bắt bị can, bị cáo để tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

- Thẩm quyền áp dụng: Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam: 1) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; 2) Viện

trưởng, Phó Viện trưởng VKSND Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp; 3) Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án TAQS các cấp;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG các BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)