YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
3.1.2. Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tình hình tội phạm trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương (trong đó có địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng thấy rằng, chỉ trong vòng 5 năm (từ 2016 đến 2020) ở địa bàn này có tới 755 vụ với 1.067 bị can bị khởi tố hình sự [52]. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm bảo đảm “Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời xử lý nhanh chóng thông minh theo đúng pháp luật”.
Để góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, BLTTHS quy định cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng được áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm và các hành vi gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do vậy, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cơ quan và người tiến hành tố tụng phải xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, nghĩa là phải hướng tới mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người phạm tội trốn tránh pháp luật hoặc các hành vi gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Để đạt được mục đích trên việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn luôn phải quán triệt phương châm âm: “Kịp thời, thận trọng, khách quan, toàn diện không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”.