YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
3.1.1. Yêu cầu tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là tư tưởng xuyên suốt trong Hiến pháp năm 2013. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Đây là một nguyên tắc hiến định thể hiện tư
tưởng pháp quyền, là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và công dân bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mình.
Áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS là hoạt động thực tiễn pháp lý mang tính quyền lực nhà nước, liên quan đến việc hạn chế tạm thời một số quyền tự do của con người đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Do vậy, yêu cầu đầu tiên đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự.
Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, Điều 8 BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, cơ quan người có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có sự vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”.
Quy định trên cho thấy, trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong tố tụng hình sự thuộc về cơ quan và người tiến hành tố tụng. Do vậy, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền con người của
tang hoặc đang bị truy nã, bị can, bị cáo. Cụ thể là: phải thông báo, giải thích cho những người đối tượng nêu trên về các quyền và nghĩa nghĩa vụ của họ cũng như thực hiện những việc cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện quyền đó. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo và giải thích cho người bị tạm giữ có các quyền: được biết lý do mình bị tạm giữ, trình bày lời khai, ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc bị tạm giữ.
Ngoài ra, cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để những người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn sử dụng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, trước hết là quyền bào chữa, quyền trình bày lời khai, đưa ra chứng cứ, quyền khiếu nại tố cáo các việc làm sai trái xâm phạm quyền của họ.
Đặc biệt là cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo vệ và bảo đảm sự an toàn về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của những đối tượng bị áp dụng. Bởi Điều 10 BLTTHS năm 2015 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án quyết định hoặc phê chuẩn của VKS trừ trường hợp quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”.
Quy định này đòi hỏi khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bảo đảm tính hợp pháp của biện pháp đã áp dụng nghĩa là phải có căn cứ, bảo đảm đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục và thời hạn mà BLTTHS quy định.
Đối với các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì phải có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS.
Đồng thời khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam nghiêm cấm thực hiện hành vi tra tấn bức cung, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người.
Để thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, Điều 8 BLTTHS hiện hành còn đặt ra yêu cầu đối với cơ quan và người tiến hành tố tụng phải: “Thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và phụ cần thiết của những biện pháp đã áp dụng kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”.