Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG các BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 53 - 59)

THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

2.2.2.1. Những mặt tích cực

Về cơ bản, thời gian qua việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trên địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã đạt được mục đích đặt ra. Cụ thể là cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định của BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Do vậy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện pháp bắt, tạm giam, tạm giữ đều bảo đảm chặt chẽ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố được tiến hành thận trọng hơn, có đầy đủ căn cứ, đúng thẩm quyền, bảo đảm các yêu cầu về trình tự, thủ tục áp dụng mà pháp luật quy định, không để xảy ra các trường hợp bắt oan, sai, khắc phục được căn bản tình trạng lạm dụng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thay cho việc điều tra vụ án. Tình trạng tạm giữ quá hạn không còn xảy ra. Đặc biệt là trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cơ quan và người có thẩm quyền đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt vận dụng đúng đắn chiến thuật, biện pháp áp dụng phù hợp với từng đối tượng, từng vụ án cụ thể. Do vậy, chất lượng, hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn đã được nâng cao, góp phần kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đạt hiệu quả thiết thực.

điều tra và VKS đã phối hợp chặt chẽ trong việc quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam. Qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong quá trình điều tra, bắt, giam giữ người bị buộc tội. Vì thế, trong kỳ không có trường hợp nào việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam, tạm giữ khi chưa có lệnh, không có trường hợp nào tạm giữ, tạm giam quá hạn, không có căn cứ hoặc trái pháp luật.

Có được những kết quả trên là do: trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, được sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc Công an TP Đà Nẵng, của lãnh đạo công an quận; sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các lực lượng chức năng có liên quan.

Song vấn đề có tính quyết định đến kết quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn quận, chủ yếu là do cán bộ, chiến sĩ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê luôn nắm vững các quy định của pháp luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, nghiên cứu kỹ tài liệu, chứng cứ, tin báo về tội phạm, nắm chắc tình hình đặc điểm có liên quan đến vụ án để tính toán, lựa chọn các biện pháp, chiến thuật áp dụng phù hợp, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, mục đích áp dụng đặt ra đối với từng biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, VKSND quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã kiểm soát chặt chẽ các hoạt động điều tra nhằm thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ đảm bảo việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có căn cứ, đúng thẩm quyền, thủ tục luật định.

2.2.2.2 Hạn chế thiếu sót và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế thiếu sót nhất định. Cụ thể là:

+ Thứ nhất, đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê:

- Thiếu sót, hạn chế trong việc xác định căn cứ để áp dụng các trường hợp bắt cụ thể như:

+ Đối với trường hợp bắt khẩn cấp, vẫn còn những trường hợp do không có căn cứ bắt nên VKSND quận không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của CQCSĐT. Điển hình là lệnh bắt khẩn cấp đối với Mai Thanh Thủy (đã phân tích ở trên)

+ Đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang vẫn còn một số trường hợp bắt người rồi nhưng hành vi của người bị bắt không cấu thành tội phạm, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra phải ra quyết định không khởi tố hình sự mà chuyển xử lý hành chính. Ví dụ: vụ Nguyễn Hữu Toàn (đã phân tích ở trên)

+ Đối với những trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, vẫn còn trường hợp không cần thiết áp dụng biện pháp bắt tạm giam nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn ra lệnh bắt bị can để tạm giam và đề nghị VKSND quận Thanh Khê phê chuẩn. Tuy nhiên, xét thấy bị can phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng có nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu cho rằng bị can bỏ trốn, việc ra lệnh bắt bị can để tạm giam Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê là không có căn cứ, không cần thiết nên VKSND quận Thanh Khê ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam. Vụ án Hồ Ngọc Trung là một trong những minh chứng cho thấy thiếu sót này (đã phân tích ở trên).

Những sai sót nêu trên không chỉ dẫn tới tình trạng vi phạm quyền tự do thân thể của người bị bắt, để lại hậu quả nặng nề cho họ cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn có thể tạo nên dư luận xấu trong xã hội, làm giảm lòng tin của người dân với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng.

- Ngoài sai sót nêu trên, vẫn còn một số trường hợp do công tác nắm tình hình chưa thật sự kịp thời, đầy đủ nên việc bắt đối tượng chưa đáp ứng yêu cầu, mục đích đặt ra, thậm chí để đối tượng bỏ trốn, tẩu tán tang vật nên không có căn cứ để áp dụng biện pháp bắt, để khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong vụ án.

Trong một số trường hợp khác, thì sai sót chủ yếu là sai sót về thủ tục áp dụng biện pháp bắt như: việc thi hành lệnh bắt đôi khi không đủ thành phần tham gia; biên bản bắt có trường hợp không có chữ ký của Điều tra viên hoặc chữ ký của người bị bắt, việc thông báo việc bắt cho VKSND cùng cấp, cho gia đình người bị bắt đôi khi còn chậm không kịp thời …. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo xin ý kiến chỉ đạo ở một số trường hợp chưa thật sự kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu chỉ huy, chỉ đạo trong bắt giữ người phạm tội.

* Đối với VKSND quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng mặc dù không có trường hợp nào VKSND quận Thanh Khê phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ tạm giam gia hạn tạm giữ tạm giam không có căn cứ. Tuy nhiên, vẫn để xảy ra trường hợp VKSND đã phê

chuẩn lệnh bắt khẩn cấp nhưng không xử lý hình sự phải trả tự do cho người bị bắt hoặc trường hợp VKSND đã ra hạn tạm giữ sau đó không xử lý hình sự. Những sai sót này không phải do lỗi chủ quan của VKSND mà do tại thời điểm CQĐT đề nghị phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp có căn cứ để tiến hành phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, nhưng sau đó phát sinh các tình tiết mới như xác định đối tượng đã được xóa án tích, giá trị tài sản bị chiếm đoạt không đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự; không có chất ma túy trong mẫu giám định... vì thế không có cơ sở để xử lý hình sự.

* Nguyên nhân của những hạn chế, sai sót: Những hạn chế thiếu sót nêu trên là

do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây: - Nguyên nhân khách quan:

+ Do tác động của nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh Khê diễn biến phức tạp nhất là tội phạm về ma túy, thủ đoạn thực hiện và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt gây không ít khó khăn, phức tạp cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn

+ Các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác điều tra thu thập chứng cứ chưa được trang bị đầy đủ, kịp thời làm hạn chế năng lực thực thi nhiệm vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ điều tra. Do vậy, có ảnh hưởng nhất định đến việc thu thập tài liệu chứng cứ làm căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn.

+ Quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 còn một số bất cập hạn chế, trong khi các các văn bản hướng dẫn áp dụng chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, nội dung hướng dẫn áp dụng ở một số văn bản chưa thật sự cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế nên cũng gây không ít khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên thực tế.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên không đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Việc bố trí sắp xếp cán bộ làm công tác điều tra, xử lý tội phạm chưa thật sự phù hợp. Một số Điều tra viên, Kiểm sát viên đôi khi có biểu hiện ngại khó, ý thức trách nhiệm trong công tác không cao, cá biệt có cán bộ biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, vi phạm chế độ công tác dẫn đến sai sót trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

ngăn chặn chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời sâu sát, đôi khi mang tính hình thức nên ít phát hiện những sơ hở thiếu sót và sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.

+ Quan hệ phối hợp giữa CQĐT với VKSND quận và các cơ quan hữu quan trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đôi lúc chưa thực sự chặt chẽ, thậm chí còn có biểu hiện “quyền anh, quyền tôi” trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

+ Hiểu biết pháp luật và ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung của một bộ phận dân cư còn nhiều hạn chế do vậy cũng ảnh hưởng nhất định đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhất là bắt người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã.

Kết luận Chương 2

Từ kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số vấn đề sau đây:

+ Các biện pháp ngăn chặn được quy định rất chặt chẽ cụ thể rõ ràng và đầy đủ trong BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015. So với quy định về các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003 thì quy định của BLTTHS năm 2015 về các biện pháp ngăn chặn hoàn thiện hơn về kĩ thuật lập pháp. Đặc biệt là một số sửa đổi, bổ sung mới đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của BLTTHS năm 2003. Do đó, có sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nên BLTTHS năm 2015 thật sự là cơ sở pháp lý vững chắc thống nhất cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thực tiễn nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người phạm tội, trốn tránh pháp luật và tạo điều kiện cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi, qua đó góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Có thể thấy, BLTTHS năm 2015 đã thể chế hóa sâu sắc đầy đủ chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân cũng như yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

+ Trong BLTTHS năm 2015 không chỉ quy định căn cứ chung áp dụng các biện pháp ngăn chặn (Điều 109) mà còn quy định căn cứ, điều kiện, thủ tục thẩm quyền áp dụng từng biện pháp ngăn chặn cụ thể đó là biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh

+ Để có thể áp dụng đúng đắn các quy định về biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS năm 2015, Chương 2 của luận văn tập trung phân tích bình luận làm rõ nội dung các quy định này trên các phương diện căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng. Ngoài ra, trong Chương 2 còn đề cập đến thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, rút ra mặt tích cực cũng như hạn chế sai sót và nguyên nhân

Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 thực sự là cơ sở pháp lý và thực tiễn để đề xuất các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG các BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)