YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
3.1.4. Yêu cầu chủ động và tích cực hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm
chống tội phạm
Hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói riêng là một nhu cầu tất yếu và có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng gia tăng về mức độ, phức tạp về tính chất. Nhiều vấn đề về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (trong đó có vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn) đã được đặt ra và ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam là thành viên, đồng thời được nội luật hóa trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như: Luật Tương trợ Tư Pháp, BLTTHS…
Căn cứ vào những văn bản pháp luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật của Việt Nam cho thấy, một trong những vấn đề hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là áp dụng biện pháp ngăn chặn mà điển hình là biện pháp bắt người để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ. Đây là một biện pháp ngăn chặn có những yêu cầu riêng về căn cứ thẩm quyền, thời hạn áp dụng cũng như về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn… Theo quy định tại khoản 1 Điều 502 BLTTHS năm 2015 thì có 5 biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ, đó là: bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền đề bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh. Những biện pháp này chỉ được áp dụng khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 502 BLTTHS năm 2015 và chỉ những người được quy định tại khoản 3 Điều 502 BLTTHS năm 2015 mới có thẩm
quyền quyết định áp dụng. Riêng biện pháp tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 BLTTHS năm 2015. Những quy định trên của BLTTHS năm 2015 về hợp tác quốc tế trong áp dụng biện pháp ngăn chặn đã trở thành một trong những yêu cầu đối với việc áp dụng các biện pháp này đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng của Việt Nam.
Ngoài yêu cầu cơ bản nêu trên, cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam cần chủ động hợp tác với các tổ chức Cảnh sát quốc tế và khu vực để nhanh chóng có thông tin về tội phạm, qua đó kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.