Các nguyên tắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 51 - 57)

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP

NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Cơ sở áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

2.1.1. Các nguyên tắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. hình sự.

Việc sử dụng các BPNC địi hỏi phải thận trọng, cân nhắc kỹ tính đúng đắn, sự cần thiết của từng biện pháp một và điều kiện áp dụng. Từ đó, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định lựa chọn một BPNC phù hợp đối với một đối tượng cụ thể có hành vi phạm tội. Để thực hiện được mục đích của các BPNC, đồng thời bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cũng như tránh tùy tiện, lạm dụng, hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ chúng cần được tiến hành theo những nguyên tắc chung mà BLTTHS hiện hành quy định và cả một số nguyên tắc khi áp dụng. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là cơ sở đề ra các biện pháp ngăn chặn cụ thể, quy định về thẩm quyền áp dụng, thủ tục trình tự áp dụng…. trong thực tiễn.

- Nguyên tắc sử dụng các biện pháp ngăn chặn để đấu tranh, xử lý tội phạm:

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trước hết phải bảo đảm yêu cầu kiên quyết xử lý tội phạm. Khi hành vi phạm tội xảy ra, việc khám phá nó và người thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng cuộc phịng ngừa và phòng chống tội phạm; địi hỏi trong q trình tố tụng hình sự phải ngăn chặn tội phạm xảy ra, không để đối tượng phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn, gây khó khăn cho q trình điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án.

Thứ nhất, không sử dụng các BPNC để giải quyết các vi phạm pháp luật khác, như: vi phạm hành chính, vi phạm kinh tế, vi phạm dân sự… Bởi vì, tư tưởng và quyết định hình sự hóa các quan hệ pháp luật khác là nhận thức sai lầm và là hành vi trái pháp luật

Thứ hai, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm luôn đi đôi với các biện pháp phòng ngừa, như: áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm, tuyên truyền và giáo dục nhận thức pháp luật và ý thức tuân theo pháp luật, nêu gương người tốt việc tốt, điển hình dũng cảm bắt cướp,…

Thứ ba, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN gắn liền với nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận.

Nguyên tắc này được Đảng và Nhà nước áp dụng xuyên suốt trong cả quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng và cơng tác phịng chống tội phạm nói chung. Đó là:

+ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

+ đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến cơng tác phịng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

+ triển khai các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện lớn của đất nước, nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các hoạt động phục vụ bầu cử Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp.... Bốn là,

+ thực hiện tốt các mặt cơng tác phịng ngừa tội phạm với mục tiêu làm giảm tội phạm, kết hợp chặt chẽ cơng tác phịng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, giữa phòng ngừa nghiệp vụ với đấu tranh, trấn áp tội phạm.

+ tiếp tục mở các cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nổi lên về tội phạm hình sự, kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao...

+ triển khai đồng bộ các kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nhất là bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ, tăng cường quản lý người nước ngoài...

+ thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm; nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

+ tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Chín là, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, bổ sung các nguồn lực cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cơng vụ.

- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, đồng thời cũng là nguyên tắc khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nói riêng.

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước ta đã ngày càng nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ về yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp chế vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ luận thuyết cốt lõi của C.Mác về “biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội” và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nền dân chủ XHCN chân chính, thực sự “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp chế

XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hoạt động trên cơ sở pháp luật với một nền pháp chế dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm sự phát triển tối đa và toàn diện của con người.

Đánh giá về cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, cùng với những kết quả của công tác xây dựng luật, pháp lệnh đã tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, Nghị quyết cũng đã đề cập đến “nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa” và khẳng định ý nghĩa, vai trò của nguyên tắc này trong thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay, những nội dung cơ bản của nguyên tắc này vẫn còn chưa được tập trung nghiên cứu, làm rõ, nội hàm của nguyên tắc chưa được nhận thức đầy đủ, nghiêm túc và chưa được áp dụng thống nhất như một nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát triển hệ thống lý luận về xây dựng nhà nước pháp chế XHCN tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này bước đầu sẽ góp phần gợi mở, tìm hiểu và làm sáng tỏ nội dung của khái niệm “Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa” trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp chế XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Khi đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới, tiến trình dân chủ hố đã được triển khai cả về bề rộng và chiều sâu, tính cơng khai, dân chủ, ý thức về công bằng xã hội đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội. Đổi mới tư duy kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải khẩn trương, tích cực, quyết liệt và kiên trì đổi mới tư duy pháp lý nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Chính u cầu dân chủ hố với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, làm cho người dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ xí nghiệp, hợp tác xã của mình và yêu cầu nhà nước phải quản lý toàn bộ đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật đã làm cho một số học thuyết, lý luận về nhà nước và pháp luật theo truyền thống pháp luật XHCN được áp dụng nhiều thập

kỷ của thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá đã tạo ra một “chiếc áo pháp lý” chật hẹp, bó buộc, thiếu tính linh hoạt và khơng cịn thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn đổi mới

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN được thể hiện bằng quy phạm: "Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 3 BLTTHS hiện hành. Theo đó, hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC phải theo quy định của BLTTHS. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ nguyên tác bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:

Thứ nhất, việc áp dụng các BPNC chỉ được tiến hành khi có căn cứ và cần

thiết cho quá trình tố tụng hình sự. Phần lớn các BPNC cụ thể được quy định trong BLTTHS có đề cập căn cứ áp dụng. Người THTT có trách nhiệm phải kiểm tra chính xác và đầy đủ các căn cứ đó trong hồ sơ vụ án, đồng thời, phải xem xét áp dụng BPNC nào là cần thiết để đạt được hai mục đích của BPNC và những quy định về điều kiện áp dụng, sau đó mới quyết định lựa chọn một BPNC phù hợp nhất đối với một đối tượng cụ thể.

Thứ hai, việc áp dụng các BPNC phải tuân theo quy định của BLTTHS về

thẩm quyền. Do tầm quan trọng, sự phức tạp về thủ tục, trình tự thực hiện và mức độ nghiêm khắc khác nhau của từng BPNC, cũng như yêu cầu thận trọng áp dụng chúng, BLTTHS quy định thẩm quyền áp dụng các BPNC có tính nghiêm khắc cao, thì giao cho lãnh đạo của ba cơ quan THTT, cịn những BPNC có tính nghiêm khắc thấp hơn, thì giao cho cá nhân, như: thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa hoặc cơng dân (bắt quả tang).

Thứ ba, BLTTHS quy định nghĩa vụ chấp hành pháp luật TTHS khơng

khởi tố mà cịn cả từ phía những cơ quan, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát, theo dõi việc chấp hành pháp luật của các đối tượng trên. Việc họ chấp hành những quy phạm về các BPNC có ý nghĩa tạo điều kiện cho cơ quan (người) THTT tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS.

Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN còn đòi hỏi cơ quan THTT có

trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan mà bị áp dụng các BPNC.

Việc giải quyết đó cần kịp thời, đúng đắn và đầy đủ. Việc tùy tiện áp dụng các BPNC dễ dẫn đến những hậu quả xấu, nên nhất thiết phải thận trọng, khách quan và tuân theo các quy định của BLTTHS về đối tượng, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục để bảo đảm tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng có thể xảy ra.

- Nguyên tắc dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa:

Hoạt động TTHS là hoạt động đặc thù, thể hiện quyền lực của Nhà nước; hoạt động này được tiến hành vì lợi ích giai cấp cầm quyền và lợi ích chung của xã hội. Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân nên các hoạt động TTHS phải tuân theo nguyên tắc dân chủ, nhân đạo XHCN.

Nguyên tắc áp dụng các BPNC trong tố tụng hình sự cũng phải xuất phát từ lợi ích của con người chứ khơng thể chỉ vì lợi ích của Nhà nước. Là những nguyên tắc của pháp luật XHCN, nguyên tắc dân chủ và nhân đạo đòi hỏi khi áp dụng các BPNC phải thể hiện và bảo vệ được những giá trị xã hội với các nội dung sau:

Thứ nhất, việc áp dụng các BPNC phải bảo đảm quyền con người, khơng được vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Các BPNC là hoạt động cưỡng chế nghiêm khắc, ít nhiều ảnh hưởng đến quyền tự do của con người trong quá trình áp dụng. Như vậy, khi áp dụng các BPNC phải có căn cứ, mục đích rõ ràng chứ không phải tuỳ tiện. Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực thông qua cơ chế đại biểu chuyển quyền lực của mình cho Nhà nước, làm cho quyền lực nhân dân thành quyền lực nhà nước. Quyền lực nhân dân được chuyển

thành quyền lực Nhà nước được thơng qua các cơ quan nhà nước. Từ đó, việc áp dụng các BPNC là ý chí và nguyện vọng của nhân dân được thực hiện bằng cơ quan THTT. Do đó, pháp luật TTHS cịn xác định rõ các hình thức để nhân dân tham gia rộng rãi vào cơng cuộc phịng ngừa và ĐTCTP bằng các BPNC, như: bắt người phạm tội quả tang; nhận trách nhiệm bảo lĩnh; giám sát người chưa thành niên phạm tội; chứng kiến các hoạt động tố tụng của người THTT khi bắt khẩn cấp, bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Thứ hai, mục đích của các BPNC là ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bỏ

trốn và bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án chứ khơng có mục đích trừng trị của hình phạt. Các BPNC đều khơng có tính chất hà khắc nhằm hành hạ thể xác, tinh thần và không nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người vi phạm pháp luật hình sự. BLTTHS quy định các BPNC có trình tự, thủ tục, căn cứ áp dụng ngày càng đầy đủ, có tính khả thi, tạo điều kiện cho các vụ án hình sự được giải quyết cơng khai, nhanh chóng, có cơ sở pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Ví dụ: các trường hợp bắt người đều được BLTTHS quy định cụ thể về căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng và có tính khả thi trong tình hình thi hành pháp luật hiện nay.

Thứ ba, trong quá trình áp dụng các BPNC nếu thấy việc áp dụng đó có vi

phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết nữa, thì người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế BPNC khác. Quy định "phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế BPNC khác" thể hiện trách nhiệm của cơ quan (người) tiến hành tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng BPNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)