Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 64 - 74)

hết sức phức tạp, gây lo lắng cho cộng đồng xã hội.

2.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Tình hình giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

Trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, huyện Cẩm Giàng đã có bước phát triển nhanh về cơng nghiệp, đơ thị, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân. Tuy nhiên, là địa phương có nhiều khu, cụm công nghiệp nên huyện Cẩm Giàng tập trung đơng cơng nhân ngoại tỉnh. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phức tạp, số lượng tội phạm vì thế cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy rõ sự gia tăng về số lượng tội phạm và số lượng bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê chung về tình hình tội phạm trên địa bàn

huyện Cẩm Giàng từ năm 2016 – 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số vụ án hình sự đã thụ lý, giải quyết

Tổng số bị can, bị cáo bị truy tố xét xử

82 132 159 164 172

(Nguồn: Số liệu do VKSND huyện Cẩm Giàng cung cấp)

Bảng 2.2. Bảng số liệu thể hiện sự gia tăng thụ lý hình sự trên địa bàn huyện

Cẩm Giàng từ năm 2016 – 2020.

(Nguồn: Số liệu do VKSND huyện Cẩm Giàng cung cấp)

Qua hai bảng số liệu trên, có thể thấy rõ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, số vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tăng dần qua các năm. Khơng chỉ số lượng vụ án hình sự gia tăng mà số lượng bị can, bị cáo bị truy tố xét xử cũng tăng mạnh. So sánh số liệu của năm 2016 và năm 2020 thì thấy, chỉ trong vòng 05 năm, số lượng vụ án đã tăng 166%, còn số lượng bị can bị cáo tăng hơn 200%. Như vậy, điều này cho thấy tình hình gia tăng tội phạm ở huyện Cẩm Giàng là khá nhanh. Việc áp dụng BPNC trong tố tụng hình sự sao cho

phù hợp, chính xác và kịp thời là rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

Bảng 2.3: Kết quả áp dụng Cấm đi khỏi nơi cư trú trên địa bàn huyện Cẩm

Giàng từ năm 2016 – 2020.

Năm

Số bị can, bị cáo được áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi

(a) Tổng số bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử (b) Tỷ lệ (a)/(b) 2016 26 82 31% 2017 33 132 25% 2018 45 159 28% 2019 54 164 33% 2020 45 172 26%

(Nguồn: Số liệu do VKSND huyện Cẩm Giàng cung cấp)

Qua bảng số liệu 2.3, có thể thấy tỉ lệ bị can, bị cáo được áp dụng BPNC Cấm đi khỏi nơi cư trú trong q trình giải quyết tố tụng chiếm tỷ lệ khơng nhiều. So sánh số liệu từ năm 2016 đến năm 2020 thì thấy tỷ lệ áp dụng BPNC này cũng khơng có sự gia tăng. Đây là BPNC khi áp dụng, bị can bị cáo phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Số lượng bị can, bị cáo được áp dụng BPNC này chiếm tỷ lệ không nhiều trên tổng số lượng bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử; điều này thể tính chất mức độ của tội phạm của bị can, bị cáo đã thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, bản thân bị can, bị cáo khơng có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, bắt buộc cơ quan THTT phải áp dụng BPNC khác quyết định, nghiêm khắc hơn là tạm giam. Điều này cho thấy rằng, tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là vô cùng phức tạp và tinh vi.

Bảng 2.4: Kết quả áp dụng Bảo lĩnh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng từ năm

2016 – 2020.

Năm Số bị can, bị cáo được áp dụng BPNC bảo lĩnh (a) Tổng số bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử (b) Tỷ lệ (a)/(b) 2016 0 82 0% 2017 0 132 0% 2018 8 159 5% 2019 12 164 7% 2020 15 172 9%

(Nguồn: Số liệu do VKSND huyện Cẩm Giàng cung cấp)

Dù là một biện pháp ngăn chặn đã được quy định từ BLTTHS năm 2003 và đến BLTTHS năm 2015 đã được bổ sung, sửa đổi chi tiết cụ thể hơn, nhưng qua bảng số liệu 2.4 thì thấy BPNC này vẫn chưa được áp dụng phổ biến trong tố tụng hình sự. Năm 2016-2017 có đến 82 và 132 bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử nhưng khơng có bị can, bị cáo nào được áp dụng BPNC bảo lĩnh. Điều này phản ánh thực tiễn là, BPNC bảo lĩnh là thay thế cho BPNC tạm giam; ngay từ ban đầu, căn cứ vào tính chất, hành vi, nhân thân người phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận định thấy bị can, bị cáo phải bị áp dụng BPNC tạm giam mới đủ nghiêm ngặt để đáp ứng mục đích ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chính vì vậy, rất ít trường hợp mà cơ quan THTT huỷ bỏ BPNC tạm giam để thay thế bằng BPNC bảo lĩnh.

Tuy nhiên, từ thời gian năm 2018 đến năm 2020 thì thấy đã có nhiều trường hợp bị can, bị cáo đã được áp dụng BPNC bảo lĩnh, dù chiếm tỷ lệ không nhiều trên tổng số bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử. Theo thời gian, số bị can, bị cáo được áp dụng BPNC bảo lĩnh đang có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện các cơ quan

THTT đã hiểu hơn về các BPNC, khơng cịn cứng nhắc trong việc áp dụng BPNC tạm giam, bảo lĩnh, bảo vệ được tốt hơn quyền con người của bị can, bị cáo, đồng thời cũng góp phần giảm tải tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng chưa có trường hợp nào bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm. Tuy đều là BPNC được áp dụng để thay thế cho BPNC tạm giam nhưng các cơ quan THTT huyện Cẩm Giàng ưu tiên áp dụng BPNC bảo lĩnh hơn. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên bởi xét về trình tự, thủ tục áp dụng BPNC bảo linh trên thực tế ưu việt và dễ áp dụng hơn BPNC đặt tiền để bảo đảm.

Bảng 2.5: Tình hình áp dụng Tạm giam trên địa bàn huyện Cẩm Giàng từ

năm 2016 – 2020. Năm Số bị can, bị cáo bị tạm giam (a) Tổng số bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử (b) Số bị can, bị cáo bị tạm giam được thay đổi BPNC bảo lĩnh Tỷ lệ (a)/(b) 2016 56 82 0 68% 2017 99 132 0 75% 2018 114 159 8 72% 2019 110 164 12 67% 2020 127 172 15 74%

Bảng 2.6: Bảng so sánh giữa tỷ lệ được áp dụng giữa BPNC tạm giam và

BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh.

(Nguồn: Số liệu do VKSND huyện Cẩm Giàng cung cấp)

Qua hai bảng số liệu trên, BPNC tạm giam vẫn là BPNC được áp dụng nhiều nhất đối với bị can, bị cáo trong quá trình vụ án hình sự. Là BPNC nghiêm khắc nhất và cũng là BPNC “an tồn, thuận lợi nhất” cho q trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; tránh trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho cơ quan THTT giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, số trường hợp bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC tạm giam vẫn trong xu hướng tăng, điều đó cũng cho thấy tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn huyện Cẩm Giàng là rất phức tạp. Một phần nguyên nhân gia tăng tội phạm chính là do địa bàn huyện Cẩm Giàng có rất nhiều khu cơng nghiệp với nhiều cơng ty lớn nhỏ, là nơi tập trung nhiều nguồn nhân lực lao động giá rẻ, “trí thức chưa cao” trên mọi miền đất nước tập trung đến lao động, làm việc; do đó, việc nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội đã làm gia tăng tội phạm trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Kết quả tích cực nhất mà

cơ quan THTT huyện Cẩm Giàng đạt được trong giai đoạn 2016-2020 là q trình áp dụng BPNC tạm giam, khơng xảy ra việc lạm dụng tạm giam, chấp hành đúng thủ tục, thời gian áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo; không xảy ra việc vi phạm về quá trình tạm giam.

Bảng 2.7: Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm hoãn xuất cảnh trên

địa bàn huyện Cẩm Giàng từ năm 2016 – 2020.

Năm

Số bị can, bị cáo được áp dụng BPNC Tạm xuất nhập cảnh (a) Tổng số bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử (b) Tỷ lệ (a)/(b) 2016 0 82 0% 2017 0 132 0% 2018 53 159 5% 2019 66 164 7% 2020 60 172 9%

(Nguồn: Số liệu do VKSND huyện Cẩm Giàng cung cấp)

Qua bảng số liệu trên, nhận thấy số bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC tạm xuất nhập cảnh chính bằng tổng số bị can bị cáo bị áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú và bảo lĩnh cộng lại. Điều này là dễ hiểu bởi đây là những đối tượng bị áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn tạm giam, chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định và được tại ngoại bên ngồi xã hội. Chính vì lý do này, những đối tượng này có khả năng trốn ra nước ngồi để tránh việc truy cứu TNHS nhất nên bắt buộc cơ quan THTT phải áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh. Đây là một BPNC mới được quy định tại BLTHS năm 2015, đó là lý do vì sao thời gian đầu đưa vào áp dụng từ năm 2016-

2017 BPNC này khơng được áp dụng trong q trình tố tụng. Đến cuối năm 2017, đầu năm 2018, khi tại Việt Nam xảy ra hai vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng đối với Giang Kim Đạt, Phan Văn Anh Vũ; trong 2 vụ án này hai đối tượng Giang Kim Đạt, Phan Văn Anh Vũ đều bỏ trốn ra nước ngoài ngay trước khi cơ quan THTT kịp áp dụng BPNC, khiến cho việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Rút kinh nghiệm từ 02 vụ án này, ngay từ giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã áp dụng với mọi đối tượng đang tại ngoại để đảm bảo các đối tượng này khơng thể bỏ trốn ra nước ngồi, đảm bảo thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, kể từ thời điểm năm 2018 cho đến nay.

Cụ thể hơn, tác giả xin dẫn chứng quá trình áp dụng BPNC qua vụ án hình sự xét xử bị cáo Đặng Thị Mai cùng các đồng phạm Nguyễn Quang Chuẩn, Nguyễn Hữu Yên bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, xảy ra trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Nội dung vụ việc, Đặng Thị Mai là thủ kho nguyên liệu của cơng ty VINA có trụ sở tại huyện Cẩm Giàng, phụ trách quản lý việc xuất nhập nguyên liệu của kho đã cấu kết với bảo vệ công ty Nguyễn Quang Chuẩn và lái xe Nguyễn Hữu Yên nhập khống trọng lượng nguyên liệu hàng trên phiếu cân nhằm chiếm đoạt hàng trên xe có giá trị 200 triệu đồng. Hành vi của các bị cáo đã bị phát hiện, điều tra theo quy định. Tại giai đoạn khởi tố, xét thấy cả ba bị cáo trong vụ án đồng phạm thực hiện tội phạm “rất nghiêm trọng”, có mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm, cần áp dụng biện pháp ngăn chặn để đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố nên cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã thống nhất căn cứ khoản 1 Điều 119 BLTTHS, áp dụng BPNC tạm giam đối với các bị cáo Nguyễn Quang Chuẩn và Nguyễn Hữu Yên. Riêng đối với bị cáo Đặng Thị Mai, xem xét lý lịch thì thấy bị cáo hiện đang cư trú trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, có nơi cư trú rõ ràng, hiện đang ni con nhỏ 20 tháng tuổi, do đó theo quy định tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS, cơ quan tố tụng đã áp dụng BPNC Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị

cáo Mai để vừa đảm bảo cho việc thực hiện điều tra, truy tố, xét xử và vừa đảm bảo quyền con người cho bị cáo, tạo điều kiện cho bị cáo được tại ngoại tại địa phương để chăm sóc con nhỏ. Đến giai đoạn xét xử, Toà án nhận được đơn xin bảo lĩnh của bố mẹ bị cáo Chuẩn, với nội dung bị cáo Chuẩn là người có bệnh nền, tiểu đường, q trình điều tra, truy tố bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, đồng thời cũng tác động gia đình bồi thường cho bị hại nên mong muốn bảo lĩnh cho bị cáo Chuẩn để bị cáo được tại ngoại tại gia đình để có điều kiện chữa bệnh và cam đoan chấp hành quy định về bảo lĩnh. Toà án xét thấy, hồ sơ vụ án thể hiện bị cáo Chuẩn là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, lần đầu phạm tội, quá trình điều tra đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân, đang phải điều trị bệnh nền, hiện có đơn xin bảo lĩnh của bố mẹ đẻ; bố mẹ bị cáo Chuẩn là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh, đồng thời có giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú; bản thân bị cáo Chuẩn cũng đã có giấy cam đoan được bảo lĩnh, có xác nhận của Cơ quan giam giữ. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 121 BLHS, xét thấy bị cáo Chuẩn có đủ điều kiện áp dụng BPNC bảo lĩnh, Toà án huyện Cẩm Giàng đã tiến hành thay đổi BPNC tạm giam và áp dụng BPNC bảo lĩnh đối với bị cáo Chuẩn. Tại phiên toà xét xử, các bị cáo đều có mặt và chấp hành tốt quy định pháp luật. Như vậy, quá trình áp dụng BPNC của cơ quan tố tụng huyện Cẩm Giàng đã linh hoạt hơn, đạt hiệu quả cao trong quá trình áp dụng thực tế.

Kết luận chương 2

Tại chương 2, tác giả cịn đi sâu giải thích và làm sáng tỏ hơn nội dung của các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, từ đó rút ra những yếu tố tác động đến chất lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự để người đọc hiểu rõ hơn và có cái nhìn tồn diện hơn về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và là cơ sở để hoàn thiện hơn các quy định nhằm

đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được chính xác và đúng đắn. Ngoài ra, tác giả nêu thực tiễn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)