Nguyên nhân, hạn chế trong áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 83 - 85)

- Thứ nhất, biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm vẫn chưa được thực hiện rộng rãi trên thực tế. Mặc dù về cơ bản BPNC bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm là 2 BPNC thay thế cho biện pháp tạm giam, tức là tính chất có phần bớt nghiêm khắc hơn nhưng cơ quan THTT thường áp dụng BPNC bảo lĩnh, như trên địa bàn huyện Cẩm Giàng từ khi BLTTHS năm 2015 được thực hiện, chưa có trường hợp nào bị can, bị cáo được áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm. Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính ngày 07/8/2018 đã quy định về chi tiết trình tự, thủ tục, mức đặt tiền, việc giam giữ hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước đã đặt tiền bảo đảm, kèm theo đó là biểu mẫu để áp dụng BPNC này. Như có thể thấy, hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ cam đoan và trình tự thực hiện áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm phức tạp hơn, nhiều bước hơn BPNC bảo lĩnh; để lựa chọng BPNC

nào phù hợp hơn, hiệu quả hơn thì đương nhiên cơ quan THTT sẽ áp dụng BPNC bảo lĩnh thay vì áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm, bởi xét về mục đích, hiệu quả BPNC đặt tiền để bảo đảm chưa có sự vượt trội nào hơn so với BPNC bảo lĩnh.

- Thứ hai, nhiều trường hợp cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can có nơi cư trú rất xa, làm ảnh hưởng tới quả trình giải quyết án. Ví dụ, bị can đang bị cơ quan THTT huyện Cẩm Giàng khởi tố, điều tra, truy tố nhưng cơ quan THTT lại áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị cáo tại huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hố. Việc cho bị can tại ngoại ở rất xa như vậy sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình tố tụng như việc tiến hành lấy lời khai hoặc tống đạt văn bản tố tụng của cơ quan THTT. Có những văn bản tố tụng như Cáo trạng hoặc Quyết định đưa vụ án ra xét xử bị giới hạn thời gian tống đạt tố tụng cho bị can, bị cáo nhưng bị can, bị cáo ở quá xa dẫn đến thời gian tống đạt văn bản tố tụng không đảm bảo.

- Thứ ba, việc áp dụng BPNC tạm giam trong thời gian qua về cơ bản chặt

chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, mục đích của một biện pháp ngăn chặn, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, cũng có khơng ít vướng mắc, trở ngại hoặc vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của cơng dân khi thực hiện quy định này ở một số vụ án.Qua thực tiễn tại huyện Cẩm Giàng, việc áp dụng BPNC tạm giam trong quá trình tố tụng hình sự theo quy định của BLTTHS sử dụng kết quả phân loại tội phạm như cơ sở độc lập để xây dựng cán cứ áp dạng BPTG mà khơng xuất phát từ mục đích áp dụng dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp này trên thực tế. Khi bị can, bị cáo phạm tội gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội thì có thể áp dụng biện pháp này. Có nghĩa là, biện pháp này có thể được áp dụng trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà không cần chứng minh khả năng trốn tránh, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án cũng như khả năng tiếp tục phạm tội của họ. Việc quy định như vậy là không phù hợp về

bản chất và cứ cứ khi xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn chung được quy định tại Điều 109 BLTTHS. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn chứ không phải là biện pháp trách nhiệm hình sự; cho nên, khơng thể lấy mức độ nguy hiểm của tội phạm làm căn cứ duy nhất để áp dụng tạm giam. Hơn nữa, khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội có thể là một trong những vấn đề được người phạm tội cân nhắc khi quyết định bỏ trốn hay không bỏ trốn, nhưng không thể suy diễn rằng mọi bị can, bị cáo đều lựa chọn biện pháp bỏ trốn khi biết mình có thể phải chịu mức hình phạt cao. Khơng ít bị can, bị cáo khi bị phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì ăn năn hối hận, thành khẩn khai báo để mong được hưởng chính sách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc suy diễn tùy tiện trong lập pháp tạo nên các căn cứ pháp lý cho việc xâm phạm quyền tự do cá nhân, quyền cơ bản của cơng dân, do đó khi xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn thì phải căn cứ vào thực tế, chứ khơng thể mang tính tuỳ nghi, cảm tính, cá nhân của chủ thể có thể quyền áp dụng

Việc suy diễn tùy tiện trong lập pháp tạo nên các căn cứ pháp lý cho việc xâm phạm quyền tự do cá nhân, quyền cơ bản của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)