Các giải pháp cụ thể về nâng cao chất lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 88 - 96)

pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Các yêu cầu như đã trình bày trên là một số yêu cầu theo tác giả cần phải chú trọng trong thời gian tới về nâng cao chất lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Để từng bước nâng cao chất lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cần phải thực hiện ngay các giải pháp cụ thể sau:

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện và tăng cường các hướng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định pháp lý về áp dụng các BPNC.

Toàn bộ những vướng mắc, hạn chế, bất cập của việc áp dụng BPNC trong thực tế một phần nguyên nhân xuất phát từ việc quy định hiện hành về các BPNC cịn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ dẫn đến việc áp dụng BPNC trong thực tiễn còn chưa đạt hiệu quả. Việc quy định quy phạm pháp luật về áp dụng biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng việc áp dụng, bởi lẽ việc áp dụng phải tuân theo nguyên tắc, chặt chẽ tuân theo pháp luật chứ khơng mang tính tuỳ nghi nên một khi quy định không rõ ràng sẽ rất xảy ra việc hiểu không đúng, áp dụng khơng đúng, khơng chính xác BPNC, khơng đạt được mục đích áp dụng BPNC.Do đó, trước tiên cần phải rà soát lại các quy định của việc áp dụng BPNC trong BLTTHS hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể, từ đó bổ sung, thay đổi chi tiết các quy định về áp dụng BPNC (ví dụ như hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, biểu mẫu áp dụng đối với các biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh trong giai đoạn xét xử …) để thuận lợi đưa vào thực tiễn giải quyết án, tránh trường hợp cơ quan THTT, người THTT rơi vào tình trạng lúng túng và phân vân vì thiếu văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ áp dụng hoặc trước những quy phạm pháp luật chung chung, trừu tượng.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng của đội ngũ cơ quan THTT, người THTT – những chủ thể có quyền áp dụng BPNC.

Chủ thể có quyền áp dụng BPNC chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của việc áp dụng BPNC. Cùng là quy phạm pháp luật quy định về BPNC nhưng năng lực nhận thức, trình độ hiểu biết của từng chủ thể áp dụng là khác nhau, có người năng lực tốt, có người năng lực yếu. Song song với việc hoàn thiện và tăng cường các hướng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định pháp lý về áp dụng các BPNC thìcần tăng cường cơng tác tập huấn cho các điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán nắm rõ hơn các quy định về áp dụng BPNC, bởi ý thức pháp luật, trình độ nhận thức pháp luật của chủ thể áp dụng BPNC ở tầm cao sẽ lựa chọn và quyết định áp dụng BPNC thỏa đáng, chính xác là sản phẩm của cả q trình nghiên cứu, cân nhắc các căn cứ áp dụng BPNC. Có thể triển khai nhiều buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên sâu về các quy định BPNC, mở nhiều buổi hội thảo để cùng nhau trao đổi những vướng mắc trong quá trình giải quyết thực tế, từ đó có thể cùng nhau tháo gỡ, nâng cao trình độ nghiệp vụ….

Ngồi ra, việc nâng cao, trao dồi đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán cũng vô cùng quan trọng. Các cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán đang đảm nhiệm thực hiện một nghề nghiệpvinh quang nhưng phải chịu nhiều áp lực, khó khăn, vất vả. Với cương vị, trọng trách của người bảo vệ và thực thi công lý, mỗi phán quyết của họ tác động trực tiếp đến tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản và cả tính mạng con người nên mỗi điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán luôn phải đối mặt với những rủi ro, nguy hiểm, cám dỗ, Người dân đòi hỏi ở điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán những phẩm chất cao quý với những đánh giá khắt khe: bên cạnh trình độ chuyên môn giỏi; sự hiểu biết sâu rộng về xã hội, khoa học…, điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán phải là người có đạo đức, lịng dũng cảm, dám đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm và vi phạm pháp luật; có tinh thần thượng tôn pháp luật; luôn tuân

theo lẽ cơng bằng; có trách nhiệm với xã hội và có tấm lịng nhân hậu. Chính vì vậy, hoạt động của điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán luôn được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của người dân và xã hội.

Điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, sự vô tư, khách quan, đức thanh liêm và trung thực, tính cần mẫn và tận tụy trong cơng việc,… thì những kiến thức chuyên môn mới được sử dụng đúng mục đích. Mỗi điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán đều phải khẳng định chính mình và khơng bị sa ngã trước những cám dỗ, để có thể hồn thành một cách trung thực nhiệm vụ được giao, là yếu tố để duy trì niềm tin của người dân vào cơng lý, công bằng xã hội.

Cho dù hoạt động áp dụng BPNC được dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc, được thực hiện bởi những điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán có năng lực, trình độ, nhưng nếu kém về phẩm chất đạo đức thì chất lượng hoạt động áp dụng BPNC không thể được bảo đảm.

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm trong quá trình áp dụng BPNC trong tố tụng hình sự.

Ngồi những sai sót khách quan, có nhiều vi phạm bắt nguồn từ việc không chấp hành, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về áp dụng BPNC của chủ thể áp dụng. Những vi phạm này đã xâm phạm vào sự đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật tố tụng hình sự. BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã hoàn thiện các tội phạm về xâm phạm lĩnh vực tư pháp. Sự ra đời của cơ quan điều tra của VKSND tối cao tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đã phần nào giải quyết kịp thời những vi phạm trong quá trình áp dụng BPNC trong tố tụng hình sự. Trong

thời gian qua khơng ít vi phạm về áp dụng BPNC được phát hiện, công tác lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm là lời cảnh tỉnh, răn đe các chủ thể có quyền áp dụng BPNC, mục đích chính là nhằm cải thiện nền tư pháp nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, giúp công tác giải quyết án đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống, ngăn ngừa tội phạm, giữ vững trật tự, an ninh xã hội.

3.2.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan THTT, người THTT đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự nói chung cũng như hoạt động áp dụng BPNC nóiriêng được thực hiện hiệu quả.

Xã hội ngày càng một phát triển, tình hình tội phạm ngày một gia tăng, yêu cầu các cơ quan THTT, người THTT phải có cơ sở vật chất đầy đủ, trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho hoạt động làm việc mới theo kịp công tác tố tụng. Đảm bảo được yếu tố này sẽ đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT trong hoạt động áp dụng BPNC được thuận lợi, nhanh chóng hơn. Ví dụ như hiện nay mọi quyết định văn bản được ban hành để áp dụng BPNC đều được soạn thảo trên máy tính, in ấn qua máy photo, trường hợp khi phát hiện sai sót cần thay đổi sửa chữa có thể kịp thời trao đổi qua mail, điện thoại để khắc phục kịp thời …. Ngồi ra phải khơng ngừng áp dụng cơng nghệ hiện đại, tiên tiến để nắm bắt thơng tin tội phạm một cách nhanh chóng, xử lý kịp thời nhất, đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, việc tăng cường thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việc cho hoạt động tư pháp là một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp.Nhìn chung cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp. Ví dụ như các trang thiết bị ghi hình, ghi âm phục vụ cho hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ. Trại tạm giam, các nhà tạm giữ hiện cũng quá tải, chưa đúng quy chuẩn. Một số cơ sở vật chất, trang thiết

bị, phương tiện cơng cụ phục vụ cơng tác tư pháp cịn thiếu như: nhà công vụ, xe ô tô, công cụ hỗ trợ..; Đặc biệt là chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ tư pháp còn rất thấp, nhất là đội ngũ Thẩm phán – những người cầm cân nảy mực quyết định những bản án, quyết định thay mặt cho Nhà nước Việt Nam còn quá nhiều bất cập. Chế độ chính sách, tiền lương đối với thẩm phán, cán bộ cơng chức tịa án cịn thấp, chưa tương xứng với công việc, trách nhiệm, nên chưa thực sự động viên, khuyến khích cán bộ cơng chức tận tâm, cống hiến và gắn bó lâu dài. Thậm chí, ở một số tịa án đã có thẩm phán xin thơi việc theo nguyện vọng để tìm những cơng việc mới thu nhập tốt hơn; quy định thang bảng lương của thẩm phán sơ cấp, thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên có hệ số như nhau là chưa phù hợp, chưa xem xét đến đặc thù, vị thế của thẩm phán và các chức danh tư pháp khác.

Mức lương, trợ cấp, thu nhập có đảm bảo cho cuộc sống thường nhật cho các cán bộ tư pháp trực tiếp thực hiện hoạt động áp dụng BPNC trong tố tụng hình sự thì họ mới thực sự yên tâm công tác, cống hiến cho công việc, tránh xa được những cám dỗ trong quá trình làm việc.

Kết luận chương 3

Từ kết quả thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2016-2020; tác giả phân tích nguyên nhân, hạn chế bấp cập khi áp dụng các BPNC cụ thể trong thực tiễn đưa ra để từ đó đề xuất một số các yêu cầu, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Trong số các giải pháp mà tác giả nêu ra, đặc biệt nhấn mạnh hai giải pháp cụ thể đó là hồn thiện và tăng cường các hướng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định pháp lý về áp dụng các BPNC và nâng cao, trao dồi đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán cũng vô cùng quan trọng. Đây là hai giải pháp trực tiếp tác động, nâng cao hai yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hiệu quả của việc áp

dụng BPNC trong tố tụng hình sự là yếu tố quy định pháp lý về BPNC và năng lực của chủ thể có quyền áp dụng BPNC.

KẾT LUẬN

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 là lần pháp điển hóa thứ ba những quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự. Trong lần pháp điển hóa thứ ba này, nhiều nguyên tắc tiến bộ, nhiều chế định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Một trong những nội dung đổi mới đó được thể hiện rõ nét trong Chương VII: Những quy định về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự.

Hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là một trong những chế định quan trọng nhất trong quá trình tố tụng, có yếu tố tác động ảnh hưởng khơng nhỏ tới kết quả giải quyết vụ án hình sự. Với mục đích, ý nghĩa áp dụng là kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khi được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng đắn, kịp thời, chính xác các biện pháp ngăn chặn sẽ nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự để ngăn chặn, phịng ngừa hiệu quả sự gia tăng của tội phạm, từ đó giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã hội; đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, khơng làm suy giảm lịng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cơng tác phịng chống tội phạm.

Qua 05 năm được đưa vào áp dụng thực tiễn, các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cho thấy sự hiệu quả hơn so với các quy định cũ trước đây. Hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng cũng đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Việc nghiên cứu chế định áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự góp

phần hiểu rõ hơn việc áp dụng trong thực tế, làm sao để có thể vận dụng và áp dụng chính xác, đúng đắn, kịp thời các biện pháp ngăn chặn. Qua việc dựa trên thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, tác giả đã nhận định kết quả áp dụng các BPNC trong thực tiễn, những vướng mắc hạn chế, bất cập vẫn còn xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để khắc phục những vướng mắc hạn chế, bất cập đó, tác giả đồng thời cũng nêu ra các giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Trên đây là luận văn của tác giả nghiên cứu về đề tài “Áp dụng các biện pháp

ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.

Với kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều yếu điểm, khả năng nhận thức, trình độ kiến thức của tác giả cần nhiều sự trao dồi nên luận văn nghiên cứu khoa học này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết - tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp chia sẻ của q Thầy, Cơ để hoàn thiện luận văn này cho tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)