Các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 57 - 60)

Như đã phân tích ở trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ mục đích và nguyên tắc khi áp dụng. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 109 của BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ 03 căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn tố tụng hình sự:

- Thứ nhất, áp dụng các BPNC là để kịp thời ngăn chặn tội phạm:Các tội

phạm đã thực hiện đều gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho một hay nhiều quan hệ xã hội đã được xác định trong BLHS. Việc ngăn chặn tội phạm bao gồm ngăn tội phạm đang trong q trình chuẩn bị diễn ra hoặc ngăn khơng cho tội phạm đã xảy ra tiếp tục thực hiện. Nếu kịp thời ngăn chặn tội phạm sẽ bảo vệ được đối tượng mà tội phạm tác động đến, hạn chế tối đa mà hậu quả do tội phạm gây ra. Các BPNC được áp dụng dựa trên căn cứ có thể kể đến biện pháp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang; Bắt người đang bị truy nã.

- Thứ hai, áp dụng các BPNC để ngăn chặn bị can, bị cáo, người bị tình nghi

tiếp tục gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội khác. Đây là căn cứ xác định được dựa trên các tình tiết và hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội đã được thu thập trong hồ sơ như nhân thân xấu, có nhiều tiền án tiền sự, khơng có nơi cư trú rõ ràng, tội phạm thực hiện thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; có những hành vi diễn ra sau khi tội phạm đã thực hiện, như: mua chuộc, đe dọa bị hại, người làm chứng, xóa dấu vết, tiêu hủy chứng cứ, thông đồng với nhau khai báo sai sự thật…làm ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vụ án hình sự nên nhất thiết cần phải có biện pháp ngăn chặn.

- Thứ ba, áp dụng BPNC để đảm bảo cho quá trình thi hành án hình sự. Sau

khi bản án, quyết định của Tồ án nhân dân có hiệu lực pháp luật, người bị kết án phải có mặt để thực hiện quyết định thi hành án hình sự đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu người bị kết án khơng có mặt, việc thi hành án sẽ gặp nhiều khó khăn, gây bức xúc đối với bị hại, quần chúng nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan pháp luật.

BLTTHS năm 2015 có quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam để bảo đảm thi hành án, gồm:

+ Trường hợp kết thúc phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, mặc dù bị cáo không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhưng HĐXX có thể ra quyết định

bắt tạm giam ngay bị cáo tại phiên tồ nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hoặc đối với trường hợp tuyên phạt bị cáo tử hình, phần quyết định của HĐXX phải nêu tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án

Trong thực tiễn, khi giải quyết vụ án hình sự, ngồi các căn cứ chung được nêu ở trên, cơ quan THTT còn phải xem xét những căn cứ khác được quy định tại một BPNC cụ thể trong BLTTHS để quyết định lựa chọn một BPNC nào đó phù hợp với quy định về: tính chất của tội phạm, nhân thân đối tượng và điều kiện áp dụng; hoặc có thể xem xét thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng các BPNC : cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm cho các hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù được thi hành trong thực tế. Việc áp dụng một BPNC cụ thể đã được quy định rõ các Điều 109 đến Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thực tế, trường hợp khi phát sinh các tài liệu, chứng cứ phát sinh làm thay đổi căn cứ của việc áp dụng BPNC thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

Tại Điều 125 BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ căn cứ và thủ tục việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Cụ thể,quá trình giải quyết, nếu trường hợp cơ quan THTT ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Quyết định Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, Quyết định Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc Bị cáo được Tịa án tun khơng có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ thì cơ quan THTT phải huỷ bỏ toàn bộ BPNC đã áp dụng. Hoặc trong những trường hợp BPNC đã áp dụng khơng cịn phù hợp, có thể thay thế bằng BPNC khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy khơng cịn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (ví dụ trường hợp bị can, bị cáo đang bị áp dụng BPNC tạm

giam tại trại tạm giam, cơ quan THTT có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh để thay thế khi bị can, bị cáo có đủ điều kiện được áp dụng theo quy định tại Điều 121 BLTTHS năm 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)