Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 50 - 56)

Thứ nhất, theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT;Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất đai; quản lý nhà nước về tài nguyên nước; quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; quản lý nhà nước về môi trường; quản lý nhà nước về tài

nguyên môi trường biển, hải đảo. Luật Đất đai năm 2003 quy định giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai; Bộ trưởng BộTN&MT có thẩm quyền giảiquyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà đương sự không đồng ý và có đơn khiếu nại đến Bộ TN&MT. Thực hiện thẩm quyền do pháp luật quy định, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã tiến hành giải quyết các khiếu nại về quyết định

hành chính của UBND cấp tỉnh của các bên đương sự với kết quả cụ thể: ”Từ

tháng 5 năm 2012đến ngày 01/07/2016, Bộ đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố rà soát, thống nhất biện pháp giải quyết 30 vụ việc trong 528 vụ việc tồn đọng, kéo dài (theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 12/05/2012 của Thanh tra Chính phủ). Ngoài 30 vụ việc nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với địa phương rà soát, thống nhất giải quyết 49 vụ việc tồn đọng, kéo dài khác. Kết quả cho thấy, sau khi địa phương thực hiện theo Biên bản thống nhất, đến nay Bộ chỉ nhận được đơn của 05 trường hợp khiếu nại, trong đó có 04 trường hợp không đồng ý, tiếp tục khiếu nại (đây là các trường hợp đòi lại đất, qua rà soát không có căn cứ pháp luật giải quyết, đã xem xét hỗ trợ ổn định cuộc sống nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại) và 01 trường hợp công dân yêu cầu địa phương thực hiện đúng với kết quả rà

soát, thống nhất”[7].

Bộ TN&MT đã phối hợp rà soát, thống nhất giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai tồn đọng, kéo dài. Kết quả sau khi rà soát, thống nhất giải quyết, đến nay Bộ TN&MT chỉ nhận được 02 trường hợp không đồng ý, tiếp tục có đơn khiếu nại. Ngoài ra, Bộ TN&MT đã rà soát, có văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố xem xét lại 40 vụ việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; có ý kiến đối với địa phương để xem xét, giải quyết các vụ việc có vướng mắc trong áp dụng pháp luật.

trưởng Bộ TN&MT tuân thủ triệt để và lựa chọn văn bản pháp luật áp dụng trong giải quyết tương đối tốt. Các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ TN&MT đều có căn cứ pháp luật, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhận được sự đồng tình từ phía các bên đương sự và đảm bảo hiệu lực thi hành. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, làm ổn định trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai

(trong đó có các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT) được chú trọng thực hiện nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT; cụ thể:

“Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, trong đó Đề án Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đaigiai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thực hiện. Sau khi ban hành Luật Đất đai năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai.Đề án Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đaigiai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 đã tập trung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các nội dung mới của Luật Đất đai với nhiều hình thức: i) Tập huấn Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cho đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý đất đai, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; ii) Viết bài và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Đài tiếng nói Việt Nam,

Đài truyền hình Việt Nam và các báo đài ở địa phương; iii) Xây dựng, biên tập và phát hành tuyển tập các văn bản pháp luật đất đai, tài liệu tuyên truyền theo chuyên đề, gồm phát hành 450 cuốn tuyển tập Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; phát hành 11.000 đĩa CD cơ sở dữ liệu về pháp luật đất đai; biên soạn và phát hành 13.000 cuốn sách hỏi đáp pháp luật về đất đai; xây dựng 02 Chương trình và phát hành 3.500 đĩa CD gửi cho các đài phát thanh truyền hình tỉnh và huyện để phát thanh hàng ngày tại địa phương. Thiết kế và phát hành trên 1 triệu tờ rơi tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai; iv) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai như: thi trắc nghiệm trên Báo Cựu chiến binh Việt Nam đã thu hút 40.547 bài dự thi, trên Báo Pháp luật Việt Nam đã thu hút trên 11.088 bài dự thi; thi viết bài cho đối tượng là nông dân đã thu hút 457.160 bài dự thi; thi vấn đáp cho nữ nông dân trong cuộc thi “thôn nữ giỏi giang duyên dáng” đã thu hút 7.863 xã, phường, thị trấn của 54 tỉnh tham dự với số lượng trên 36.000 người dự thi; v) Tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh về pháp luật đất đai được thực hiện thường xuyên thông qua điện thoại, đơn thư gửi qua đường bưu điện, fax, thư điện tử, giao lưu trên mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp qua khảo sát, kiểm tra tại địa phương... Riêng trong năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ công tác chuyên trách và bố trí 3 số điện thoại để giải đáp; tiếp nhận 4.439 thông tin phản ánh bằng thư điện tử, tiếp xúc và nghe ý kiến hơn 200 doanh nghiệp, hơn 20.000 lượt người dân và nhận 17.480 đơn thư phản ánh về pháp luật đất đai. Trong 3 năm (năm 2004, 2005, 2006), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện 5 đợt giao lưu trực tuyến với người dân, doanh nghiệp để giải đáp pháp luật về tài nguyên và môi trường, trong đó có 2 đợt chuyên đề về pháp luật đất đai; từ năm 2006 trở đi, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao lưu trực tuyến tại địa phương.Ngoài việc tổ chức thực hiện Đề án Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai, Chính phủ, các Bộ, ngành ở

Trung ương còn tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai như hình thức giao lưu trực tuyến; phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số, cho chức sắc nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo; các hoạt động đào tạo, giảng dạy của các Viện nghiên cứu khoa học,

Học viện, các trường chuyên nghiệp”[2,tr.7,8.9].

Thứ tư,việc thực thi pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất

đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT đạt kết quả đã góp phần nâng cao tính hiệu

quả của pháp luật đất đai. “Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

về đất đai đã được các ngành, các cấp quan tâm giải quyết, từng bước hạn chế khiếu kiện vượt cấp, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Một số địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; đã đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã giảm so với trước đây. Công tác xét xử, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về quản lý, sử dụng đất đai đã đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Nhiều bản án, quyết địnhcủa Tòa án được nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi

hành (Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 10.137 đơn thư vào năm

2005, đến năm 2011 giảm xuống còn 5.298 đơn thư. Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 307.912 vụ việc, trong đó số vụ việc tranh

chấp liên quan đến đất đai chiếm 22,70%).Sau khi ban hành Luật Đất đai

năm 2003, hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự đã có nhiều đổi mới như quy định rõ thẩm quyền và trình tự giải quyết theo hướng mở rộng quyền cho người dân được khiếu kiện đến cơ quan hành chính hoặc Tòa án; trường hợp cơ quan hành chính đã có quyết

cơ quan nào được tiếp tục giải quyết [2,tr.27].

Thứ năm,Nhà nước quan tâm xây dựng và ban hành hệ thống các văn

bản pháp luật đất đai nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nói chung và thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất

đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT nói riêng. “Sau khi Luật Đất đai năm 2003

có hiệu lực thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 và Nghị quyết quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tháo gỡ những ách tắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai, Chính phủ đã kịp thời trình Quốc hội ban hành, Quốc hội đã ban hành 04 Luật có sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đất đai và trên 20 Luật có nội dung điều chỉnh liên quan đến đất đai. Quốc hội đã ban hành 01 Nghị quyết. Chính phủ đã ban hành 22 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; xử phạt vi phạm hành chính;… Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định cóđiều chỉnh đến các vấn đề liên quan đến đất đai như các Nghị định hướng dẫn về Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Công chứng, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Tài sản công, các Luật Thuế liên quan đến sử dụng đất;….Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị quyết về một số giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, về phát triển nhà ở xã hội và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 Chỉ thị và 17 Quyết định chỉ đạo, đôn

đốc các Bộ ngành, địa phương triển khai thi hành Luật Đất đai; khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai; tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư; về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành hơn 230 văn bản. Trong đó: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 28 Thông tư, 17 Thông tư liên tịch và 15 Quyết định; các Bộ, ngành khác ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và hơn 140 văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai.Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 đã được ban hành kịp thời tạo hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, cơ bản phù hợp với thực tế, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân và doanh nghiệp, được đông đảo nhân dân đồng tình”v.v[2,tr.6,7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)