Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật vềthẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 67 - 75)

Thứ nhất, thực hiện công khai minh bạch quy trình giải quyết khiếu nại của

công dân về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TN&MT. Mặt khác, Bộ TN&MT cần công khai số điện thoại đường dây nóng, cổng thông tin điện tử và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường xuyên việc tiếp công dân ... để kịp thời tiếp nhận các ý kiến, đóng góp, phản ánh, khiếu nại của người dân và doanh nghiệp về chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan quản lý đất đai ở các địa phương. Dựa trên cơ sở đó, kịp thời thụ lý, xem xét theo thẩm quyền tính chính xác, tính hợp lý, hợp pháp của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất trong lĩnh vực đất đai.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên

truyền,phổ biến, giáo dục pháp luậtđất đai nói chung và các quy định giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng nhằm nâng cao ý thức, sự hiểu biết pháp luật không chỉ cho nhân dân mà còn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý đất đai. Đây là tiền đề góp phần thực hiện hiệu quả pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Hiện nay, một bộ phận nhân dân do trình độ hiểu biết cũng như ý thức tôn trọng pháp luật còn hạn chế là nguyên nhân khiếntranh chấp đất đai xảy ra. Nếu được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, mỗi người dân sẽ nhận biết và làm chủ được hành vi của mình; thực hiện ứng xử đúng với yêu cầu của pháp luật. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của nhân dân đối với pháp luật về giải quyết tranh chấp

đất đai nói chung và các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Khi người dân nắm bắt và nhận biết được những hành vi cụ thể nào bị pháp luật cấm; họ sẽ điều chỉnh hành vi của mình để không vi phạm pháp luật và gánh chịu chế tài xử phạt. Như vậy, nếu có nhận thức đúng thì con người sẽ hành động đúng và ngược lại. Muốn có nhận thức đúng và hành động đúng thì con người phải được giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về pháp luật. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được Nhà nước thực hiện song hiệu quả chưa như mong muốn; bởi việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ yếu thực hiện bằng tiếng Việt; song có một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa sử dụng thành tạo tiếng Việt; hình thức tuyên truyền còn giản đơn, chưa đa dạng, phong phú, hấp dẫn người dân và chưa phù hợp với tâm lý, thị hiếu, phong tục của người dân ở từng vùng, miền v.v. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần thực hiện có hiệu quả pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT, Nhà nước cần đầu tư kinh phí biên soạn đa dạng hóa các tài liệu không chỉ bằng tiếng Việt mà còn bằng tiếng của từng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần biên soạn đơn giản, dễ hiểu với một số tình huống, thực tiễn cụ thể với tranh ảnh minh họa bắt mắt, hấp dẫn; cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đa phương tiện; xuất bản sách, báo, chí, phát tờ rơi kết hợp với tổ chức các hội nghị phổ biến, bồi dưỡng, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng câu lạc bộ pháp luật và đời sống; sáng tác kịch bản, thơ ca, hò vè; thi hòa giải viên giỏi; lồng ghép giữa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, theo dõi, kiểm tra việc thực thi pháp luật và với các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng v.v.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác phân loại, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt

tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội. Tranh chấp đất đai da dạng về hình thức, chủ thể, tính chất và nguyên nhân … Dựa trên đặc điểm của từng loại vụ việc tranh chấp đất đai mà áp dụng pháp luật đất đai phù hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để. Vì vậy, việc phân loại, cá thể hóa từng loại tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai thuận tiện trong việc sưu tầm, tra cứu, áp dụng các quy phạm pháp luật thích hợp để giải quyết. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai thời gian qua đã chứng minhcho nhận định này.Có thể nói, thực hiện tốt công tác phân loại, đánh giá tranh chấp đất đai không chỉ giúp người có thẩm quyền giải quyết tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tạo tiền đề thuận lợi cho những công đoạn sau của quá trình giải quyết tranh chấp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Bộ trưởng Bộ TN&MT cần thực hiện tốt công tác phân loại, đánh giá tranh chấp đất đai.

Mặt khác, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giải quyết tranh chấp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm, lệch lạc để uốn nắn rút kinh nghiệm và xử lý, khắc phục sai phạm.Muốn vậy, cơ quan có thẩm quyền cần phải đổi mới phương thức hoạt động, chủ động thanh tratập trung vào những điểm nóng, những địa phương xảy ra nhiều tranh chấp, có nhiều vi phạm trong quản lý đất đai. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyềnđưa ra kết luận làm rõ trách nhiệm, có biện pháp xử lý kịp thời v.v. Như vậy, để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp cần phải được tăng cường để phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc, chấn chỉnh rút kinh nghiệm ….

Thứ tư,không ngừng nâng cao năng lực, kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sự hiểu biết pháp luật; phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

Suy cho cùng mọi việc đều do con người thực hiện. Việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Do đó, hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Có nghĩa là nếu đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai có chất lượng thì việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT đạt hiệu quả và ngược lại. Thực tiễn thực hiện lĩnh vực pháp luật này cho thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả lĩnh vực pháp luật này thì phải không ngừng nâng cao năng lực, kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sự hiểu biết pháp luật; phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai v.v.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở phân tích lý luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT và pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT; phân tíchthực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT và đánh giá thực tiễn thi hành ở Chương 1 và Chương 2. Chương 3 đưa ra định hướng;giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam; luận văn rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT tập trung vào một số nội dung chủ yếu, bao gồm: i) Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ TN&MT; ii) Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới, chinh sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước; iii) Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT phải gắn liền với quá trình tổng thể hoàn thiện pháp luật trong nền kinh tế thị trường; iv) Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT phải dựa trên sự tổng kết thực tiễn thi hành lĩnh vực pháp luật này v.v.

2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam; bao gồm:

- Bổ sung quy định xác định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT theo hướng về áp dụng Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành để xem xét quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

của Chủ tịch UBND cấp tỉnh bị đương sự khiếu nại cũng như nội dung vụ việc tranh chấp đất đai; về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của đương sự về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh áp dụng theo Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ TN&MT trong giải quyết tranh chấp đất đai nhằm đảm bảo tính tương thích, thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan.

- Thực hiện công khai minh bạch quy trình giải quyết khiếu nại của công dân về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TN&MT.

- Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng nhằm nâng cao ý thức, sự hiểu biết pháp luật không chỉ cho nhân dân mà còn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý đất đai.

- Thực hiện tốt công tác phân loại, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

- Không ngừng nâng cao năng lực, kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sự hiểu biết pháp luật; phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai v.v.

KẾT LUẬN

1. Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội xảy ra ở bất kỳ một hình thể kinh tế- xã hội nào. Tranh chấp đất đai nếu không được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và dứt điểm các nguyên nhân này sinh tranh chấp đất sẽ gây ra các hệ lụy xấu về chính trị, kinh tế, xã hội. Tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ nhân dân … Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp đất đai mà phương thức giải quyết văn minh, hiệu quả nhất là giải quyết tranh chấp đất đai bằng pháp luật. Thực tiễn ở các nước văn minh trên thế giới đã chứng minh cho nhận định này.

2. Pháp luật về đất đai nói chung và chế định giải quyết tranh chấp đất đai ra đời nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Với chức năng quản lý nhà nước về đất đai, Bộ TN&MT và UBND các cấp có thẩm quyền giải quyết loại vụ việc tranh chấp đất đai mang tính chất hành chính. Đây là các tranh chấp mà chưa phân định rõ ràng, cụ thể người sử dụng đất hợp pháp; chưa xác định được ranh giới, diện tích cụ thể sử dụng đất v.v và được đương sự lựa chọn hình thức giải quyết bởi cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.

Là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong phạm vi cả nước; Bộ trưởng Bộ TN&MT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai - một nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT có hiệu quả; chế định về vấn đề này được ghi nhận trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT bao gồm các quy định về nguyên tắc, căn cứ, điều kiện; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT; xử lý vi phạm pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT v.v.

Việc thực thi pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MTphụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo, bao gồm: Điều kiện về chính trị, điều kiện về pháp luật; điều kiện về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; điều kiện về ý thức pháp luật của người dân; điều kiện về vốn và các cơ sở vật chất khác v.v.

4. Việc thực thi pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT đạt được một số kết quả tích cực như xác lập hệ thống văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT; chú trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân nói chung và cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai v.v. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT còn bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc. Các tồn tại, vướng mắc này có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nội dung này được phân tích, nhận diện tại Tiểu mục 2.2.2 Chương 2 luận văn.

5. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MTvà đánh giá thực tiễn thi hành tại Chương 1, Chương 2, luận văn đưa ra định hướng hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT, nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam.

Các định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT được đề cập tại Tiểu mục 3.1; giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT và nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này được phân tích, biện luận chi tiết, cụ thể tại Tiểu mục 3.2 Chương 3 luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)