THI HÀNH TẠI VIỆT NAM
THI HÀNH TẠI VIỆT NAM
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
của Bộ trưởng Bộ TN&MT phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ TN&MT.
Bộ TN&MT là bộ quản lý nhà nước tổng hợp trên 7 lĩnh vực, bao gồm: Quản lý tài nguyên đất, quản lý tài nguyên nước, quản lý về môi trường, quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý đo đạc bản đồ nhà nước, quản lý khí tượng thủy văn; quản lý tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các lĩnh vực mà Bộ TN&MT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước rất nhạy cảm. Trong đó đất đai là lĩnh vực nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, bất đồng do lợi ích của các chủ thể không đồng nhất; thậm chí trái ngược nhau. Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về đất đai thuộc phạm vi của Bộ TN&MT. Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức đối với Bộ TN&MT trong quản lý đất đai nói riêng và quản lý tài nguyên môi trường nói chung. Điều này đòi hỏi Bộ TN&MT phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, phương thức quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ TN&MT.