Về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2011 2015 của Chương trình tổng thể cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực 3 tiễn bộ nội vụ (Trang 79 - 81)

triển khai thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ: Tiếp tục gắn kết công tác CCHC của các bộ, các tỉnh, các địa phương; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp đối với việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính trong QLNN về tơn giáo. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của CCHC trong QLNN về tôn giáo để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020.

Tóm lại: Tác giả trình bày quan điểm tiếp tục kiên định với những mục tiêu cụ thể CCHC trong QLNN về tôn giáo (05 mục tiêu, 06 nội dung cải cách hành chính, 39 nhiệm vụ cụ thể và 7 giải pháp thực hiện chia làm 2 giai đoạn đề ra trong Nghị quyết 30c/NQ-CP) và theo tinh thần Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ với những nội dung trọng tâm, cụ thể như sau

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC nhà nước trong giai đoạn II (2016 - 2020) trong lĩnh vực QLNN về tơn giáo. Trong đó, tập trung thực hiện các trọng tâm CCHC trong QLNN về tôn giáo là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công đối với lĩnh vực QLNN về tôn giáo.

3.2. Giải pháp tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước vềtôn giáo tôn giáo

Bám sát mục tiêu cụ thể trong: Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đã tiếp tục xác định cải cách thể chế (10 nhiệm vụ); Cải cách thủ tục hành chính theo đúng chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/20115 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (7 nhiệm vụ); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (7 nhiệm vụ) là 3 trọng tâm cải cách hành chính để tiếp tục duy trì tích cực các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ (10 nhiệm vụ); Cải cách tài chính cơng (7 nhiệm vụ); Hiện đại hóa hành chính (8 nhiệm vụ) với giải pháp cụ thể triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 với các mục tiêu cụ thể: 30% hồ sơ, thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội; Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%; 100% văn bản không mật trình ký dưới dạng điện tử; 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử; xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tính kế hoạch đến năm 2020; Cơng tác Chỉ đạo, điều hành CCHC thực hiện nghiêm túc chỉ thị 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (4 nhiệm vụ) ... để thấy được những việc cần làm, là những nội dung cốt lõi để đặt ra giải pháp cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả đối với công tác CCHC trong QLNN giai đoạn sắp tới.

Những giải pháp thực hiện:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo CCHC: cần thực hiện một cách thực sự

quyết liệt việc quán triệt, tuyên truyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện, bố trí nguồn lực cho CCHC trong QLNN về tơn giáo, cần có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền từ cấp xã, cấp huyện. Có một thực tế: Nếu cấp ủy và chính quyền địa phương cấp xã không quan tâm, không tạo điều kiện và khơng thường xun đơn đốc, nhắc nhở thì cơng tác QLNN về tơn giáo ở cơ sở sẽ bị bỏ ngỏ, mỗi cán bộ cấp xã phụ trách kiêm nhiệm sẽ khơng tha thiết và gắn bó với cơng tác này, khơng tự học hỏi và ngại va chạm với chức sắc, chức việc, tổ chức tơn giáo vì: họ khơng được trang bị đầy đủ về chun mơn, họ khơng có điều kiện để bám địa bàn trong khi họ phải kiêm nhiệm rất nhiều việc khác.

- Việc pháp điển hóa; rà sốt, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực QLNN về tôn giáo: cần tiếp tục thực hiện một cách

thường xun, bài bản, đúng quy trình nhằm góp phần rà sốt những văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, hết hiệu lực, giúp hệ thống pháp luật bớt cồng kềnh, phức tạp, với quá nhiều hình thức văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền liên quan ban hành điều chỉnh những nội dung liên quan đến lĩnh vực tôn giáo (đất đai, xây dựng, văn hóa, mơi trường, giáo dục, y tế, quyền con người, hộ tịch, hộ khẩu, quốc tịch, xuất nhập cảnh, ...), giảm thiểu trực tiếp việc khó tiếp cận, gây khó khăn cho việc tuân thủ, thi hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực 3 tiễn bộ nội vụ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)