- Yếu tố nhận thức và hiểu biết chính sách, pháp luật về tơn giáo của cá nhân, tổ chức tôn giáo: Việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về tín
2.1.2. Các yếu tố có ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ
nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ
Công tác CCHC trong QLNN về tôn giáo ở Bộ Nội vụ luôn được Cấp ủy và lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm, đánh giá đây là một trong những nhiệm vụ then chốt vì Bộ Nội vụ vừa là cơ quan thường trực về CCHC của Chính phủ, vừa là cơ quan quản lý cấp trung ương đối với lĩnh vực tôn giáo – một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, cần được sự quan tâm phối hợp thực hiện của toàn hệ thống chính trị. Những yếu tố ảnh hưởng đến CCHC trong QLNN về tơn giáo, ngồi 8 nội
dung cơ bản đã trình bày tại phần 1.4, xin được bổ sung một số nội dung cụ
thể có ảnh hưởng tích cực, góp phần nâng cao rõ rệt hiệu lực, hiệu quả QLNN về tôn giáo liên quan đến việc việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Hiến pháp của nhà nước trong công cuộc CCHC trong QLNN về tôn giáo tại Bộ Nội vụ như sau:
Căn cứ Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Bên cạnh đó, Điều 24 của Hiến pháp ghi nhận “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”. Theo số liệu thống kê chính thức cơng bố từ Tạp chí cơng tác tơn giáo, Ban Tơn giáo Chính phủ số 8 (156) tháng 8/2019 cho thấy: ở Việt Nam hiện nay, khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tơn giáo; có 16 tơn giáo với 43 tổ chức được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, hơn 26.109.033 tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước, gần 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự tơn giáo, 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 3000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo, một số di tích được UNESSCO cơng nhận là di sản thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hoạt động tín
ngưỡng, tơn giáo trên phạm vi cả nước trong những năm qua diễn ra ổn định, cơ bản tuân thủ pháp luật. thực tiễn này đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học và hiệu quả của công tác QLNN về tôn giáo ở Việt Nam.
Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo, cùng với những sửa đổi quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một trong những quyền con người cơ bản, quan trọng được nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp 2013: ngày 18/11/2016 Luật tín ngưỡng, tơn giáo đã được quốc hội thơng qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Để cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nâng cao trách nhiệm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, Bộ Nội vụ với vai trị là cơ quan thường trực được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự thảo Luật tín ngưỡng, tơn giáo và các văn bản hướng dẫn chi tiết, ngày 18 tháng 11 năm 2016, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thơng qua Luật tín ngưỡng, tơn giáo với 9 chương, 68 điều. Ngày 01 tháng 12 năm 2016, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh cơng bố, Luật tín ngưỡng, tơn giáo có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, trong đó có quy định các TTHC về tín ngưỡng, tơn giáo. Đồng thời Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo cũng được Chính phủ ban hành, góp phần thiết thực thể chế hóa chủ trương của Đảng và Hiến pháp của nhà nước trong QLNN về tôn giáo. Kèm theo Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ là bản phụ lục 47 mẫu TTHC. Ngày 31/01/2018, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Quyết định số 199/QĐ-BNV về việc cơng bố TTHC trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, theo đó 96 TTHC trong lĩnh vực tơn giáo từ cấp trung ương tới cấp xã được quy định rõ các bước thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần, hồ sơ, thời hạn, thời hiệu cụ thể kèm theo biểu mẫu góp phần cơng khai, minh bạch
trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến tơn giáo. Ngày 31/01/2018, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Quyết định số 198/QĐ-BNV về việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tơn giáo Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về tín ngưỡng, tơn giáo với 5 nội dung cơ bản thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Nội vụ. Qua việc hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL trong QLNN về tôn giáo và việc phân cấp rõ ràng như vậy, tại Bộ Nội vụ công tác CCHC trong QLNN về tôn giáo đã thực sự có nhiều chuyển biến tích cực, đạt các chỉ số và tiêu chí kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, một số yếu tố cịn tồn tại có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến CCHC trong QLNN về tôn giáo ở Bộ Nội vụ: Điều kiện vật lực, tài lực, trí lực để triển khai đồng bộ hiện đại hóa hành chính hiện nay chưa đủ; Đối tượng quản lý về tôn giáo ngày càng phức tạp, đa thành phần, đa tôn giáo và chịu ảnh hưởng từ nhiều phía; Mơ hình bộ máy QLNN cịn có nhiều khả năng xáo trộn do chủ trương thực hiện Nghị quyết 18/TW dẫn đến sự đầu tư và tâm huyết chủ động của cán bộ, cơng chức cịn bị hạn chế...