Thẩm quyền của các chủ thể trong việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 28 - 30)

định của Luật XLVPHC là ba tháng [12, Điều 4]. Đây là mốc thời gian kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính hoặc ngày xét nghiệm dương tính với chất ma túy.

Thời hiệu theo quy định của pháp luật sẽ đề cao trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật, đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền xác định được mốc thời gian cụ thể mà từ đó đưa ra quyết định có hay khơng việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng kể từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [19, Điều 95].

Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp XLHC nếu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp XLHC mà không tái phạm [19, Điều 7].

1.3.3. Thẩm quyền của các chủ thể trong việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Luật XLVPHC quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng ở mỗi giai đoạn thực hiện do một cơ quan chức năng phụ trách. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp XLHC liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền cơng dân nên trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, ra quyết định phải được tiến hành tại

TAND, tổ chức thi hành biện pháp này mang tính đặc thù và được quy định cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

1.3.3.1. Thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy

Theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP quy định: “Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành cơng an; phịng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để TAND xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.”

Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải chịu trách nhiệm về việc xác định của mình trước pháp luật. [12, Điều 10]

1.3.3.2. Thẩm quyền xem xét, điều tra và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc [12, Điều 8]

Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan công an cấp huyện hoặc cơ quan công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó.

Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, cơng an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử

dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan cơng an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ.

1.3.3.3. Thẩm quyền trong việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị và xem xét, quyết định đề nghị áp dụng đưa đi cai nghiện bắt buộc. [12, Điều

12, Điều 13]

Theo quy định của pháp luật, Trưởng phòng Tư pháp và Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp cùng nhau thực hiện rà soát, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực của hồ sơ được cơ quan Cơng an gửi qua trước khi chuyển hồ sơ đến TAND cùng cấp xem xét, ra quyết định.

1.3.3.4. Thẩm quyền trong việc xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TAND cấp huyện có thẩm quyền xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp được Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp đề nghị theo trình thự thủ tục do pháp luật quy định. TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị. [30, Điều 3]

Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định thẩm quyền của TAND cấp huyện trong việc ra quyết định chấm dứt thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Học viên đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Giấy chứng nhận được lập thành 04 bản, 01 bản cho học viên đó, 01 gửi TAND cấp huyện nơi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, 01 bản gửi UBND cấp xã nơi học viên đó cư trú và 01 bản lưu tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. [11, Điều 31]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 28 - 30)