LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
3.1. Quan điểm về việc thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Trong thời gian tới, việc áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được thực hiện dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, phải thực hiện đồng bộ giữa các biện pháp phòng chống ma
túy và biện pháp đưa người nghiện đi cai. Hiện nay các biện pháp thực hiện cịn mang tính bị động, chủ yếu chỉ tun truyền tác hại về ma túy mà chưa thật sự chú trọng đến việc đưa người đi cai. Công tác tuyên truyền hầu như diễn ra tại các trường học trên địa bàn tại khu vực trung tâm. Cơng tác vận động, nói chuyện cịn diễn ra chậm chạp, chủ yếu là thuyết trình mà chưa minh họa cụ thể về hình ảnh… Thiết nghĩ, muốn phịng chống ma túy có hiệu quả trong tương lai thì việc giáo dục tư tưởng học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường ngay từ bây giờ là rất quan trọng. Thông qua nhiều biện pháp khác nhau mà các đối tượng này có thể tiếp cận và lĩnh hội được nhiều kiến thức cơ bản về tác hại của ma túy. Không chỉ chú trọng đến trường học, việc chủ động hơn nữa trong công tác thực hiện tuyên truyền kết hợp với giáo dục, tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện về ma túy mở rộng đến khu dân cư, tổ dân phố thực sự rất cần thiết.
Thứ hai, việc đưa người nghiện đi cai đòi hỏi sự tham gia của cả hệ
thống chính trị, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng và sự hỗ trợ của cộng đồng. Sự quan tâm kịp thời, thích đáng của Đảng bộ và các cơ quan cơng quyền ở địa phương sẽ là động lực là mấu chốt trong việc ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tiễn, triển khai
kế hoạch, phân cơng thực hiện nhiệm vụ cho cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước đề ra quy chế thực hiện có hiệu quả phối hợp phân công công việc giữa với các đơn vị hành chính sự nghiệp và tổ chức chính trị xã hội trong cơng tác phịng chống ma túy, trong đó Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nắm vai trị chủ chốt. Đây là tổ chức của những người trẻ tuổi, họ có có sức trẻ, nhiệt huyết, năng động và tư duy tiến bộ, sắc bén; là thành phần không thể thiếu trong các hoạt động ở trường cũng như địa phương. Trong những năm qua, Đồn khơng ngừng phấn đấu đưa các chương trình phổ cập về tác hại của ma túy đến trường học và về địa bàn khu dân cư nhằm truyền tải những thông điệp liên quan đến ma túy. Đội ngũ dân quân tự vệ tại địa phương của Đồn khơng ngừng lớn mạnh và thường xuyên đi tuần tra tìm kiếm, phát hiện các ổ nghiện ma túy vào ban đêm ở khu dân cư nhằm bảo đảm trật tự trị an cho khu phố. Bên cạnh đó, Đồn cũng đã phối hợp mạnh mẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phòng chống và vận động người nghiện đi cai trong tư tưởng.
Thứ ba, tiếp tục kế thừa, phát huy những kinh nghiệm tốt đã và đang
làm được. Trong q trình thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc đã nhận thấy những ưu điểm của biện pháp trong việc phòng ngừa tội phạm ma túy. Từ đó, thơng qua thực tiễn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong tư duy để giải quyết cơng việc một cách nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện đi cai tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngoài ra, việc đổi mới nhận thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần được chú trọng. Trước kia, việc chủ động đưa người nghiện đi cai chưa được sự quan tâm thích đáng từ cấp trên, hoạt động này chỉ dựa trên việc thực thi đúng pháp luật mà chưa có sự vận động, và chủ trương chính sách phù hợp. Rút kinh nghiệm những năm trước, vài năm trở lại đây, đặc biệt là khi ban hành Nghị định
221/2013/NĐ-CP cơng tác phịng, chống và đưa người nghiện đi cai bắt đầu được quan tâm và đạt được nhiều kết quả nhất định, sự tư duy về tội phạm ma túy và việc cần thiết phải đưa người nghiện đi cai đã được một số cơ quan đổi mới trong tư duy lãnh đạo. Chính vì vậy mà cơng tác này ngày càng thực hiện có hiệu quả.