Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 31 - 37)

bảo các nguyên tắc:

Một là, chỉ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối

với đối tượng quy định tại Điều 96 của Luật XLVPHC.

Hai là, việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải

được tiến hành nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Ba là, việc quyết định thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải

căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả, nhân thân của người nghiện, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.

Bốn là, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc có trách nhiệm chứng minh người vi phạm hành chính là người nghiện ma túy và thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cá nhân người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh không vi phạm hành chính, khơng nghiện ma túy hoặc khơng thuộc diện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cơ sở cai nghiện bắt buộc

Theo quy định của Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là thủ tục “bán tư pháp” do TAND cấp huyện là cơ quan cuối cùng ra quyết định về việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo quy định của Luật XLVPHC và Nghị định 221/2013/NĐ-CP, Nghị định 136/2016/NĐ-CP thì trình tự thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện được quy định cụ thể như sau:

Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

Đối với người nghiện ma túy khơng cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch UBND cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phịng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện như sau:

Bước 1, Khi phát hiện người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép thì lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị; Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú khơng thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản; Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

Cơ quan Công an lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số

và biện pháp thi hành Luật XLVPHC [2, Điều 3].

Đồng thời, Cơ quan Cơng an có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị tiến hành xác minh nơi cư trú của người vi phạm. Việc xác định nơi cư trú và xác minh nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc xác định nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp XLHC giáo dục tại xã, phường, thị trấn [2, Điều 4].

Hết thời hạn đọc hồ sơ (05 ngày theo quy định), cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Thủ tục đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy [8, Điều 4]

- Văn bản đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy của Cơng an xã, phường, thị trấn hoặc công an cấp huyện, cấp tỉnh.

- Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc các tài liệu phản ánh hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; tài liệu chứng minh đã bị áp dụng biện pháp XLHC về nghiện ma túy (nếu có); tài liệu chứng minh đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng ma túy từ 2 lần trở lên (nếu có).

Bước 2, Trưởng phòng Tư pháp và Trưởng phòng Lao động - Thương

binh và Xã hội phối hợp cùng nhau thực hiện rà sốt, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực của hồ sơ được cơ quan công an gửi qua.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Trưởng phòng Tư pháp cấp

huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ các vấn đề sau đây:

-Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị;

- Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

-Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp. Sau khi nhận được văn bản và hồ sơ từ Trưởng phòng Tư pháp gửi qua, trong thời hạn 07 ngày, tiến hành đối chiếu hồ sơ đề nghị với nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc chuyển cho TAND cấp huyện, bản sao lưu tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ; Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ được bổ sung đầy đủ thì thực hiện như trường hợp 1. Nếu hết thời hạn trên mà hồ sơ khơng được bổ sung thì ra thơng báo về việc trả hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ.

Trường hợp Tịa án có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3, Đây là giai đoạn ban hành quyết định áp dụng các biện pháp

cai nghiện đối với người nghiện thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Tòa án phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời

hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tịa án phải thơng báo việc thụ lý bằng văn bản cho cơ quan đề nghị, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên và Viện kiểm sát cùng cấp. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ về các nội dung theo quy định. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học và đại diện UBND cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp XLHC cư trú để làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của họ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây: a) Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ; b) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC; c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực, Tịa án gửi quyết định cho người bị áp dụng, Trưởng Cơng an cấp huyện và Trưởng phịng LĐ-TBXH cấp huyện nơi đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp XLHC, UBND cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật. [30, Điều 26]

Bước 4, Thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội đưa người đi thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Việc đưa người chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được lập thành biên bản, có sự chứng kiến của đại diện UBND cấp xã và tổ trưởng tổ

dân phố, trưởng thôn, ấp, bản hoặc tương đương nơi người phải chấp hành quyết định cư trú. Khi tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc phải kiểm tra đối chiếu người, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc dấu vân tay với các thơng tin trong hồ sơ để bảo đảm đúng người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và lập biên bản giao nhận người, biên bản ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó, tài liệu, hồ sơ, tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo…

Học viên đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối với Học viên không xác định được nơi cư trú và khơng cịn khả năng lao động thì sau khi hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để chăm sóc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 31 - 37)