Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 64 - 67)

trong việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, Về quy định giao cho gia đình quản lý đối với các đối tượng

đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương nhưng cịn nghiện và có nơi cư trú ổn định. Quy định này khơng khả thi khi áp dụng vì đa phần các gia đình có đối tượng nghiện khơng thể quản lý được các đối tượng này, khi cơ

quan lập hồ sơ đã hoàn tất các thủ tục đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì đối tượng lại bỏ trốn gây khó khăn cho các cơ quan (khơng thể mở cuộc họp ra quyết định khi đối tượng khơng có mặt).

Thứ hai, Về tái hòa nhập cộng đồng đối với các đối tượng bị áp dụng

các biện pháp XLHC, đặc biệt là các đối tượng nghiện gặp nhiều khó khăn vì hiện nay địa phương vẫn chưa thật sự có cơ quan chun mơn trong cơng tác hỗ trợ các đối tượng này sau khi cai nghiện từ trung tâm trở về địa phương (phần lớn khơng có việc làm, sống lang thang) khó có thể tái hịa nhập cộng đồng tiếp tục học tập lao động, dẫn đến tình trạng tái nghiện là một trong những ngun nhân khơng nhỏ ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Thứ ba, Cơng tác quản lý, thống kê người nghiện chưa đầy đủ, đặc biệt

là số đối tượng ma túy hoạt động lưu động, xen lẫn, ẩn nấp trong dân nhập cư ngày càng gia tăng, khó kiểm sốt. Vì vậy, tình hình tội phạm về ma túy phức tạp, kéo theo nhiều loại tội phạm khác phát sinh như: trộm, cướp, cướp giật tài sản, giết người, gây thương tích do ‘‘ngáo đá’’... Số người nghiện ma tuý trên địa bàn đang có chiều hướng gia tăng, nhất là trong thanh thiếu niên; số xã, phường, thị trấn khơng có tệ nạn về ma túy ngày càng thu hẹp (Năm 2008: 36 xã, phường, thị trấn khơng có ma túy; năm 2018: 07 xã, phường, thị trấn khơng có ma túy; người nghiện ma túy từ 708 năm 2008, đến tháng 5 năm 2018 có 2.493/708 người nghiện ma túy, tăng 1.785 người nghiện so với năm 2008).

Thứ tư, Công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cịn khó khăn,

nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, giữa gia đình với chính quyền và cơ quan chức năng tại một số địa phương chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong công tác cai nghiện; một số gia đình thiếu trách nhiệm trong việc quản lý con

em sau cai nghiện, phó mặc cho xã hội, cộng đồng; sự lồng ghép các chương trình phịng, chống ma túy chưa được thực hiện thường xuyên nên tỷ lệ đối tượng được dạy nghề, cho vay vốn, tạo việc làm đạt tỷ lệ thấp, người sau cai nghiện về địa phương hầu hết khơng có việc làm ổn định, tỷ lệ tái nghiện cịn ở mức cao.

Thứ năm, Xác định nhân thân, lai lịch: Công an địa phương khi chuyển

đối tượng đến Trung tâm phải tiếp tục xác minh, đối với các đối tượng ở các tỉnh, thành phố xa khi có văn bản đề nghị xác minh về nhân thân, lai lịch, xác định nơi cư trú thì kết quả trả lời chậm ảnh hưởng đến quá trình hồn chỉnh hồ sơ chuyển sang TAND ra quyết định.

*Nguyên nhân của những hạn chế Về khách quan:

Tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn cả nước đã tác động trực tiếp đến địa bàn Bình Dương, tình trạng nghiện ma túy lan nhanh, công tác cai nghiện thật sự chưa có hiệu quả.

Lượng người tạm trú ở tỉnh Bình Dương khá lớn, tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm rất cao (trên 100.000 người/năm). Cơng tác quản lý hành chính về cư trú cịn nhiều sơ hở, đặc biệt là ở các địa bàn giáp ranh và địa bàn khu, cụm cơng nghiệp, tội phạm hình sự và ma túy cịn ẩn nấp; cơng tác quản lý các cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự còn nhiều sơ hở, tạo cơ sở cho các đối tượng phạm tội về ma túy ẩn náu, hoạt động.

Bình Dương có nhiều tuyến giao thơng quan trọng của khu vực và cả nước (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13...), đây là các yếu tố thuận lợi để tội phạm ẩn nấp, hoạt động, trong khi công tác quản lý địa bàn cịn sơ hở, thiếu sót.

Về chủ quan:

Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, cơng chức cịn hạn chế; cán bộ chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) một số nơi chưa thật sự quan tâm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)