Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 76 - 86)

nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần thực hiện những giải pháp đồng bộ sau đây:

3.2.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trong thời gian tới, cần huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phịng, chống tội phạm về ma túy. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong cơng tác phịng, chống ma túy. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy, trong đó, tập trung triển khai đồng bộ các loại hình thơng tin, tun truyền, giáo dục với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các từng đối tượng. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể quần chúng cần xác định cơng tác phịng, chống ma túy là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và đưa vào chương trình hành động để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các chỉ tiêu về phòng, chống ma túy cần được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và của từng Đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm phòng, chống ma túy.

3.2.2.2. Tăng cường đổi mới công tác cai nghiện phục hồi trong giai đoạn tới.

Theo học viên trong xu thế hiện nay, cần thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mơ hình điều trị bao gồm điều trị tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị bắt buộc tại Trung tâm theo hướng tăng dần tiến tới điều trị tại cộng đồng là chủ yếu, giảm dần điều trị bắt buộc tại các Trung tâm với lộ trình phù hợp. Tạo điều kiện cho người nghiện dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ điều trị thích hợp tại cộng đồng, điều trị bắt buộc chỉ áp dụng cho người nghiện ma túy có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội theo quyết định của tòa án. Bởi lẽ, nghiện ma túy, hay lệ thuộc ma túy hiện đã được khoa học chứng minh là một căn bệnh của não bộ mang bản chất mãn tính và tái diễn, khiến cho người nghiện phải thơi thúc kiếm tìm để sử dụng

cho dù biết rõ các hậu qủa của nó mang lại cho bản thân và những người xung quanh. Điều trị nghiện ma túy là một qúa trình lâu dài bao gồm tổng thể các biện pháp can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội và pháp luật làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Điều trị nghiện ma túy có thể phân thành hai loại hình chính, bao gồm: Điều trị nhằm chấm dứt sự lệ thuộc vào ma túy hay cai nghiện và điều trị duy trì thay thế, tức sử dụng các chất thay thế (như methadone) để điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Nếu quá đặt nặng việc trừng trị, cách ly người nghiện sẽ rất khó đảm bảo việc cai nghiện thành công cũng như hạn chế tỉ lệ tái nghiện. Chính vì vậy, xem xét lại chính sách cai nghiện ma túy theo hướng chuyển từ cai nghiện bắt buộc tập trung sang tiếp cận giảm hại và đưa vào cộng đồng. Việc điều trị bao gồm hỗ trợ tâm lý, xã hội và điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Chính vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh, tập trung một số vấn đề cơ bản như:

Một là, Hoàn thiện việc chuyển đổi mơ hình Trung tâm cai nghiện bắt

buộc thành cơ sở cai nghiện đủ chức năng tại cơ sở cai nghiện tỉnh bao gồm các chức năng: cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện và cơ sở xã hội (tiếp nhận lưu trú tạm thời người nghiện trong khi chờ lập hồ sơ chuyển sang Tòa án xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) và Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mở rộng Cơ sở cai nghiện ma túy nhằm đáp ứng nhu cầu cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện khơng có nơi cư trú ổn định hoặc có nơi cư trú ổn định nhưng không thể cai nghiện tại cộng đồng.

Hai là, phát triển điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điệu trị nghiện tại cộng

đồng. Cơ sở, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ của điểm tư vấn chăm sóc hỗ trợ điều trị tại cộng đồng chủ yếu sử dụng Trạm y tế cấp xã để hoạt động nhưng

phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế và các quy định về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện. Cán bộ làm việc tại các điểm tư vấn chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng chủ yếu là kiêm nhiệm và những người tình nguyện tham gia, không hưởng tiền lương, tiền công từ ngân sách Nhà nước.

Ba là, Quy hoạch cơ sở điều trị nghiện bắt buộc theo hướng giảm dần.

Tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu điều trị bắt buộc tại các địa phương từ đó xây dựng và thực hiện phương án quy hoạch phù hợp.

3.2.2.3. Thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm trong việc thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trong quá trình thực hiện các biện pháp, cần quan tâm khắt khe tới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp, nếu có hành vi vi phạm xảy ra phải kịp thời xử lý nghiệm túc, răng đe để tránh tiếp diễn lần sau. Công tác này được thực hiện qua việc:

Một là, các cấp lãnh đạo chú trọng, phân cơng người có thẩm quyền

kiểm tra, rà soát kĩ việc lập hồ sơ, chuyển hồ sơ để tránh trường khi đưa ra xét xử bị đối tượng khiếu nại. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp cùng nhau trong việc kiểm tra, thẩm định lại độ chính xác và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp, có sai sót xảy ra, phải kịp thời phát hiện và báo cho các bên liên quan để nhanh chóng tháo gỡ.

Hai là, thường niên họp giữa các ban lãnh đạo các cấp với cơ quan

Cơng an, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, Tịa án để nghe các báo cáo, đánh giá chung về tình hình cũng như những mặt tích cực, tiêu cực trong q trình thực hiện. Để kịp thời phát hiện những sai sót xảy ra do nghiệp vụ, đồng thời phải giải trình tại sao lại xảy ra sai sót để từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

tượng nghiện tại địa phương để kịp thời báo cho cơ quan Công an. Thiết nghĩ, đây là lực lượng quan trọng và cần thiết trong việc tố giác tội phạm nhanh chóng và hiệu quả.

3.2.2.4. Tăng cường biên chế và nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia cơng tác phịng, chống ma túy và những người có thẩm quyền trực tiếp trong việc thực hiện các biện pháp

Tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên trách về phòng, chống ma túy; đặc biệt chỉ đạo xây dựng lực lượng đủ mạnh ở những vùng trọng điểm về ma túy, nhất là các cửa ngõ biên giới để ngăn chặn nguồn ma túy thẩm lậu từ ngồi vào; tăng cường cơng tác đào tạo cán bộ; thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy; tiếp tục chỉ đạo tăng kinh phí, ban hành cơ chế hợp lý trong việc sử dụng kinh phí phịng, chống ma túy, đồng thời, có chế độ chính sách hợp lý để động viên cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ phịng, chống và kiểm sốt ma túy hiệu quả.

Tổ chức các lớp tập huấn về phác đồ cắt cơn, giải độc; nghiên cứu xây dựng các phác đồ cắt cơn, giải độc phù hợp với điều kiện, cơ sở, vật chất, kinh phí và năng lực cán bộ y tế ở cấp xã; thực hiện các chế độ giám sát kỹ thuật cho cán bộ y tế cấp xã và cai nghiện tại cộng đồng để đáp ứng được yêu cầu quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP về xác định thẩm quyền người bị nghiện.

3.2.2.5. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân nói chung trong việc thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên trách về phòng, chống ma túy; đặc biệt chỉ đạo xây dựng lực lượng đủ mạnh ở những vùng trọng điểm về ma túy, nhất là các cửa ngõ biên giới để ngăn chặn nguồn ma túy

thẩm lậu từ ngồi vào; tăng cường cơng tác đào tạo cán bộ; thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy; tiếp tục chỉ đạo tăng kinh phí, ban hành cơ chế hợp lý trong việc sử dụng kinh phí phịng, chống ma túy, đồng thời, có chế độ chính sách hợp lý để động viên cán bộ cơng chức thực hiện nhiệm vụ phịng, chống và kiểm soát ma túy hiệu quả. Tăng cường phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, TAND các cấp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy. Tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng bố trí hợp lý mơ hình các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, hướng về cơ sở; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế phối hợp... Ưu tiên đầu tư ngân sách, mua sắm, cung ứng vật tư, phương tiện một cách hợp lý, từng bước đáp ứng yêu cầu hậu cần - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách nhất là ngành Công an.

3.2.2.6. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại ma túy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một là, Chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng

ngừa xã hội. Coi trọng phịng ngừa ma túy từ trong gia đình và ở cơ sở. Rà sốt, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách pháp luật và q trình thực hiện các chính sách pháp luật đến tình hình và hoạt động phịng, chống ma túy, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thơng, giáo dục, nhất là tuyên truyền giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thối đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống ma túy đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình.

hướng nâng cao chất lượng tuyên truyền, tập trung tuyên truyền cá biệt theo từng nhóm đối tượng. Nghiên cứu xây dựng giáo trình và tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng tránh ma túy cho thanh thiếu niên và gia đình có con em ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đẩy mạnh cuộc vận động nhân dân tham gia ký cam kết về phịng, chống ma túy; khuyến khích các hội, đồn thể tổ chức nhiều hoạt động xã hội lành mạnh, có sức thu hút thanh thiếu niên tham gia.

Ba là, Tổ chức lại mơ hình về phịng, chống ma túy theo hướng rút gọn,

xây dựng một mơ hình thống nhất thực hiện trên toàn tỉnh do Mặt trận Tổ quốc chủ trì. Hình thành nhiều kênh tiếp nhận thơng tin, tạo điều kiện cho nhân dân cung cấp thông tin tố giác hoạt động tệ nạn ma túy; có biện pháp đảm bảo bí mật và quyền lợi của người cung cấp thơng tin; có quy trình xác minh, xử lý tin. Thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện về tác hại của ma túy cũng như việc cần thiết phải đi cai nghiện ở trường học và khu vực dân cư để đảm bảo trật tự trị an trên khu vực. Chủ động, vận động gia đình những người bị nghiện đưa con em đi cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện.

3.2.2.7. Quy hoạch và nâng cấp, mở rộng mạng lưới cơ sở cai nghiện bắt buộc đảm bảo công suất tiếp nhận số người nghiện cai nghiện bắt buộc trong thời gian tới

Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó định hướng nâng cấp, mở rộng mạng lưới cơ sở cai nghiện bắt buộc đảm bảo công suất tiếp nhận số người nghiện cai nghiện bắt buộc. Thành lập và hoàn thiện các cơ sở điều trị, cắt cơn nghiện ma túy và kết nối với các điểm chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng. Thành lập các điểm tư vấn chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc bổ sung thêm chức năng điều trị, cắt cơn nghiện ma túy cho các cơ sở y tế (bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp huyện, trạm y tế cấp xã) bảo đảm thuận lợi để thực hiện công tác cai nghiện tự nguyện.

Kết luận chương 3

Tệ nạn ma túy hiện nay trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Cả hệ thống chính trị các cấp đã vào cuộc và xác định nhiệm vụ phòng chống ma túy và tệ nạn ma tuý là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và phải kiên trì, quyết tâm, sáng tạo, có nhiều cách làm mới.

Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma tuý với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

Có thể nói, ma túy ln là mối quan tâm của tồn xã hội bởi nó khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người nghiện mà cịn gây rối loạn tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Hiện nay, cơng tác phịng chống ma túy đã và đang được các cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị cùng cộng đồng đặc biệt quan tâm. Việc đưa người nghiện đi cai tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả và là một trong những quyết định kịp thời, sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong công tác đẩy lùi tội phạm cũng như khám chữa bệnh cho các đối tượng bị nghiện. Các cơ quan liên quan đã phối hợp cùng nhau đưa ra những giải pháp hoàn thiện nên việc đưa người nghiện đi cai được thực hiện nhanh chóng nhằm mục đích hạn chế bỏ sót người nghiện ở ngồi cộng đồng.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và tăng cả về quy mơ và tính chất với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động, trang bị vũ khí quân dụng sẵn sàng chống trả lực lượng truy bắt. Số người nghiện ngày càng trẻ hóa và có xu hướng chuyển dần sang sử dụng các loại ma túy tổng hợp. Việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy còn chưa chặt chẽ, còn kẻ hở để các đối tượng lợi dụng mua đi bán lại các loại hóa chất, tiền chất để hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật.

Vì vậy, giải pháp căn bản và quan trọng nhất trong thời gian tới là các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)