Thời gian qua, với sự nỗ lực thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực như sau:
Thứ nhất, Trong quá trình phát hiện và lập hồ sơ đề nghị, việc áp dụng
biện pháp đưa người nghiện đi cai cơ bản được thực hiện đúng quy trình theo luật định. Khơng bỏ sót hay rút ngắn các giai đoạn nên hầu hết các đối tượng sau khi phát hiện đã và đang có hành vi tái nghiện đều bị cơ quan có thẩm quyền đưa đi cai. Trong q trình tiếp nhận hồ sơ và xử lý, các cơ quan chức năng đã gặp khơng ít vướng mắc và bất cập trong việc giải quyết các đối tượng để đưa đi cai nghiện. Nếu khơng giải quyết kịp thời thì số người nghiện trên địa bàn tỉnh ngày diễn biến phức tạp, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến an ninh, đe dọa đến cuộc sống của người dân xung quanh. Để rút ngắn thời gian, quy trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất cho các ngành, địa phương trong quá trình áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, việc ban hành Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 03/8/2017 của UBND tỉnh về quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và triển khai thực hiện đến các cấp là rất kịp thời.
Thứ hai, Số người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc năm sau cao
hơn năm trước. Đáp ứng được yêu cầu đề ra trong việc phòng chống tệ nạn cũng như mục tiêu xây dựng tỉnh, giải quyết được lượng lớn số người nghiện cịn tồn tại ngồi cộng đồng. Trong 04 năm từ năm 2015 đến năm 2018, toàn tỉnh đã lập mới và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hơn 4.000 đối tượng.
Thứ ba, Để cơng tác quản lý cai nghiện được thực hiện có hiệu quả và
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 13/2/2015 giao thêm chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm Giáo dục - Lao động- Tạo việc làm tỉnh thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngồi ra, UBDN tỉnh cịn quy định đối với trường hợp người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định nhưng sinh sống một mình (khơng có gia đình, người thân); sống cùng gia đình nhưng gia đình khơng hợp tác (không chịu nhận thông báo, quyết định… của cơ quan có thẩm quyền) hoặc trong thời gian quản lý tại gia đình đối tượng bỏ trốn, có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gia đình có đơn u cầu hỗ trợ quản lý đối tượng này thì cơ quan lập hồ sơ tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã ban hành Quyết định giao cho Cơ sở cai nghiện quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khi có quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã, Công an cấp xã phối hợp với Công an cấp huyện chuyển ngay người nghiện đến Cơ sở cai nghiện tiếp nhận theo quyết định [23, Điều 18].
Ngành Cơng an, Y tế, Tịa án, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp tốt trong công tác tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan làm tốt cơng tác đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, góp phần phòng ngừa tội phạm. Đồng thời, ngành Công an, Lao động - Thương Binh và Xã hội đã phối hợp quản lý tốt Trung tâm cai nghiện của tỉnh, khơng để xảy ra tình trạng học viên đập phá, trốn khỏi nơi cai nghiện.
Thứ tư, Việc phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy tại tỉnh
Bình Dương đã có nhiều kết quả tích cực. Số người được tiếp cận với các dịch vụ cai nghiện tăng, hình thức cai nghiện đa dạng tại trung tâm, tại gia đình,
cộng đồng. Đặc biệt số người cai nghiện tự nguyện so với trước đây tăng rõ rệt. Kết quả bước đầu đã kiềm chế, không gia tăng số nghiện mới, giảm số người tái nghiện, tái phạm đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, Nhiều mơ hình tự quản được thành lập và duy trì hoạt động
phục vụ cho cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy như: Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở cấp xã; Câu lạc bộ “Vì bạn bè quanh ta”, Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”,... của Đoàn thanh niên; một số tổ chức tự nguyện của Hội Phụ nữ như: Mơ hình “Gia đình hạnh phúc”, Mơ hình “Phịng, chống ma túy, mại dâm, phịng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội”,... giúp đỡ các gia đình có người nghiện ma túy để họ được cai nghiện và sớm hòa nhập vào cộng đồng.
Các cơ quan chức năng, nịng cốt là ngành Cơng an đã tập trung lực lượng đấu tranh quyết liệt triệt xóa nhiều tụ điểm ma túy lớn; quyết liệt kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện lợi dụng để chứa chấp, tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, không để hoạt động lộng hành, gây phức tạp. Nắm và dự báo đúng về tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội, từ đó đề ra chỉ tiêu thích hợp. Cơng tác khảo sát, đánh giá và chọn địa bàn trọng điểm được thực hiện thường xuyên, kịp thời, chính xác để tập trung lực lượng đấu tranh, từng bước kiềm chế các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn.
* Từ những kết quả đạt được nêu trên đã chỉ ra được những nguyên nhân sau:
Một là, Được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm chính trị cao
của các cấp ủy đảng trên địa bàn tỉnh, nhất là trong chỉ đạo dự báo, nắm bắt đúng “tình hình ma túy sẽ tăng cao, diễn biến phức tạp, khó kiềm chế”, từ đó, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc kết hợp chặt chẽ cơng tác phịng, chống ma túy với các cuộc vận động của Đảng, Nhà
nước và các phong trào chung ở địa phương, đúng nơi, đúng lúc, kịp thời, phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao.
Hai là, Công tác khảo sát, đánh giá và chọn địa bàn trọng điểm đúng,
kịp thời và chính xác để có đối sách thích hợp. Tập trung lực lượng và mọi nguồn lực cho địa bàn điểm, bóc gỡ giải quyết từng vấn đề, tiến tới xóa địa bàn trọng điểm.
Ba là, Đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất ban đầu, trung tâm và các cơ sở
cai nghiện đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bị nghiện khó có thể trốn tránh việc cai nghiện bắt buộc sau khi lập hồ sơ vì tất cả những người có cư trú ổn định được gia đình bảo lãnh về để quản lý là những người có thể quản lý được, có ý thức chấp hành nên việc viện lý do để hỗn phiên tịa gần như không xảy ra.
Bốn là, Các cơ quan liên quan phối hợp với nhau trong công tác đưa
người đi cai nghiện bắt buộc về cơ bản có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán bộ, cơng chức hoạt động có tính chun nghiệp và trình độ chun mơn hóa cao. Trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động của các cán bộ, công chức quyết định đến chất lượng, hiệu quả công việc.