Những đặc điểm có liên quan đến điều tra vụ án tham nhũng trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 43)

2.1. Những đặc điểm có liên quan đến điều tra vụ án tham nhũng trênđịa bàn thành phố Hà Nội địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông. Hà Nội tiếp giáp ở phía Bắc với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ; phía Nam với Hà Nam, Hòa Bình; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy,Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân; thị xã Sơn Tây; huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng,Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai,Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa. Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,75% và người Tày chiếm 0,23%. Hà Nội là nơi có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hà Nội còn được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc

biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh [16].

Với các đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý, dân cư và tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội phạm tham nhũng.

2.1.2. Tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội

Cho đến thời điểm hiện nay, tổ chức, bộ máy của các CQĐT thuộc Bộ Công an đã có sự thay đổi, cải cách nhưng vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn, vì tổ chức lực lượng CSĐT còn chưa có sự thống nhất ở các đầu mối. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì tổ chức bộ máy Cơ quan CSĐT Bộ Công an hiện nay gồm có: Văn phòng Cơ quan CSĐT; Cục CSĐT về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự); Cục CSĐT tộiphạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ ; Cục CSĐT tội phạm về ma túy; Cục CSĐT tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục CSĐT tội phạm về buôn lậu).

Ở cấp quận/huyện thì căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện. Tổ chức bộ máy của Cơ quan CSĐT Công an cấp quận/ huyện thường chia làm có 04 đội: Đội Điều tra tổng hợp; Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự); Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ; Đội CSĐT tội phạm về ma túy.

- Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an Thành phố Hà nội, gồm:

+ Thành phố Hà Nội có: Văn phòng Cơ quan CSĐT (5 đội) gồm :120 chiến sỹ; Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (có 12 đội) gồm: 185 chiến sỹ; Phòng CSĐT tội phạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ (có 08 đội) gồm: 150 chiến sỹ; Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (có 06 đội) gồm: 126 chiến sỹ.

+Cấp Quận/ huyện có: thành phố Hà Nội hiện nay có có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Vì vậy, thành phố Hà nội có 30 Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc 30 Công

an quận/ huyện, mỗi Cơ quan CSĐT có 04 đội điều tra, gồm: Đội Điều tra tổng hợp ; Đội CSĐT tội phạm hình sự, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ; Đội CSĐT tội phạm về ma túy.

Như vậy, hiện nay cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội gồm 581 chiến sỹ điều tra, trong đó có 150 chiến sỹ thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ.

2.1.3. Đặc điểm hình sự của tội phạm tham nhũng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn năm 2014 -2018

Trong những năm qua, tình hình tội phạm tham nhũng trên cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn diễn biến phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tính chất, mức độ nghiêm trọng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực kinh tế trọng điểm và một số cơ quan hành chính sự nghiệp. Các lĩnh vực chủ yếu xảy ra tội phạm tham nhũng là: Tài chính, ngân hàng, quản lý tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, giải quyết các chính sách xã hội... Quy mô các vụ án tham nhũng nói chung đang được dư luận quan tâm là khá lớn, thể hiện ở số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, nhiều vụ án tham nhũng gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Các vụ án tham nhũng không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn làm giảm uy tín, hiệu lực quản lý nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, làm ảnh hưởng đến đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, tác động đến an ninh nội bộ của nước ta. Hà Nội là nơi có các điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế và là nơi tập trung đầu não các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế quy mô lớn, tội phạm tham nhũng đã có chiều hướng gia tăng và có những đặc điểm riêng như sau:

-Tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội thường có sự liên kết, móc nối cụ thể giữa các đội tượng khác trong nước và các đối tượng nước ngoài:

Hành vi móc nối, liên kết giữa các đối tượng có thể xảy ra trực tiếp trong quá trình đàm phán, thực hiện một dự án hoặc thông qua hình thức trung gian. Trong mọi trường hợp, động cơ vụ lợi thường được đến từ các đối tượng với nhau, các đối tượng thường chủ động tính toán trước hành vi tham nhũng. Hành vi móc nối, liên

kết giữa các đối tượng thường được thể hiện như: Móc nối để nâng giá trị của hợp đồng từ đó các đối tượng chia chác với nhau, nâng giá trị mua nguyên vật liệu trong các dự án để hưởng chênh lệch. Trong lĩnh vực kinh doanh, thì giá trị hợp đồng, các hóa đơn, chứng từ đều thể hiện con số cụ thể, thường rất thật nhưng ở những con số cụ thể đó đã được các đối tượng thay đổi một cách tinh vi, khó phát hiện về hành vi phạm tội. Các giá trị của con số này thường được thay đổi ở mức tăng hơn so với giá trị thật để nhằm mục đích hưởng phần trăm phần chêch lệch đó. Ngoài ra nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng lợi dụng trong các công việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc đã câu kết với các đối tượng nước ngoài để nhập về những trang thiết bị, máy móc kém chất lượng, giá cả thực tế rất thấp nhưng các đối tượng đã thay đổi giá trị bằng hoặc cao hơn so với thực tế. Một bất hợp lý trong trường hợp này đặt ra là các giá trị nhập vào đó lại được các cán bộ, ngành trong nước có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt.

Bên cạnh đó, quan chức chính quyền cả nước nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng còn có sự câu kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tồn tại và phát triển nhờ vào các mối quan hệ với chính quyền, sẵn sàng chi tiền đút lót để đạt hiệu quả trong kinh doanh. Không ít doanh nghiệp nước ngoài đã hối lộ để có đất, giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên khác. Sử dụng hình thức thông qua các công ty tư vấn để cùng thực hiện hành vi tham nhũng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Tội phạm tham nhũng ở thành phố Hà Nội xảy ra chủ yếu với các hành vi:Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiến đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS năm 1999).

Hành vi tham ô tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng thường xảy ra tại các chương trình, dự án trong các tập đoàn kinh tế lớn. Ví dụ vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng

tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); vụ án Hà Văn Thắm tham ô tài sản xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương – Ocean bank...

Các đối tượng tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tức là sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như một phương tiện để biến tài sản của người khác do mình trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý thành tài sản của mình hoặc của người khác. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được thực hiện rất đa dạng như: Sử dụng quyền hạn do chức trách, nhiệm vụ công tác được giao mà có để thực hiện không đúng chức trách của mình hoặc làm trái các quy định về chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác mà mình phụ trách; sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác để chiếm đoạt tài sản. Một số thủ đoạn phổ biến được các đối tượng sử dụng như: Sửa chữa sổ sách, chứng từ; cố tình ghi chép sai; lập chứng từ giả; tạo hiện trường giả; tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ. Đơn cử như vụ án Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội); vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

- Hầu hết các vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra trong thời gian qua thuộc vào các ngành kinh tế trọng điểm của Nhà Nước và thường xảy ra ở các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước và nhất là trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, tổ chức tín dụng:

Các vụ án như: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty In, Thương mại và Dịch vụ Agribank: Các bị cáo gồm Phạm Ngọc Ngoạn (SN 1956), nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty In Thương mại và Dịch vụ Agribank và Đỗ Tất Ngọc (SN 1949), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam Agribank.

Vụ án xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam (Vinawaco): có 8 bị cáo bị xét xử về 4 tội danh là “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ án “Tham ô tài sản, rửa tiền” xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashin Lines), địa chỉ tại phố Trần Thủ Độ, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Kết thúc điều tra Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đề nghị truy tố 03 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”, quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự, gồm: Trần Văn Liêm – cựu Tổng Giám đốc Vinashin Lines; Giang Kim Đạt – cựu quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashin Lines; Trần Văn Khương – cựu Kế toán trưởng Vinashin Lines. Đồng thời, đề nghị truy tố về tội “Rửa tiền”, quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự với đối tượng Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt).

Vụ án tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), ở vụ án này thiệt hại do các hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cũng lên đến hàng trăm tỉ đồng: Các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều bị xét xử hai tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, 6 bị cáo còn lại bị truy tố tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, số 4 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng: Ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Văn Thông, nguyên giám đốc Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa, về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015; đồng thời thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét chỗ ở đối với bị can Phạm Văn Thông.

Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: đã nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với các đối tượng bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy tác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn. Ví dụ như:

Vụ án Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh và các đồng phạm khác với các tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản”…tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Đây là một vụ án có số bị cáo nhiều, gồm 48 bị cáo trong đó có tới 47 cựu cán bộ của OceanBank gồm: một chủ tịch HĐQT, một tổng giám đốc, 4 phó tổng

giám đốc, 39 giám đốc, 2 phó giám đốc. Có 6 người bị bắt, 41 người được tại ngoại.

2.2. Khái quát tình hình tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)