Thực tiễn điều tra vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 52 - 63)

2.3.1. Giai đoạn điều tra ban đầu

2.3.1.1. Tiếp nhận và xử lý tố giác tin báo về tội phạm

Bảng 2.2. Tình hình tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm Tổng số tin đã Trực tiếp giải Chuyển cơ quan khác

tiếp nhận quyết có thẩm quyền

2014 102 66 36 2015 110 68 42 2016 114 79 35 2017 120 95 35 2018 130 92 38 Tổng 576 400 186

(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

Qua bảng số liệu cũng như thực tiễn nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận và xử lý tố giác tin báo tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018, cho thấy số lượng tin đã tiếp nhận về tội phạm tham nhũng trên địa bàn là khá cao, trong thời gian 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 tổng số tin báo là 576 tin báo. Khi nhận được tin báo về tội phạm tham nhũng thì CQĐT tiếp nhận theo trình tự thủ tục quy định, qua xem xét về thẩm quyền giải quyết thì những tin báo thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT Công an thành phố Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tin báo, trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 số lượng tin báo về tội phạm tham nhũng thuộc thẩm quyền và CQĐT Công an thành phố Hà Nội trực tiếp giải quyết là 400/576 tin báo, chiếm tỷ lệ 69,44%, còn lại các tin báo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì CQĐT Công an thành phố Hà Nội đã chuyển cơ quan khác có thẩm quyền xem xét theo quy định, tổng số tin báo trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 là 186 tin báo, chiếm 30,56% tỷ lệ. Qua đó cho thấy số lượng tin báo từ các nguồn tin báo về tội phạm tham nhũng đa số là được gửi đúng thẩm quyền đến các CQĐT Công an. Nhìn chung, số lượng tin báo từ năm 2014 đến năm 2018 tăng dần, điều này cũng chứng

tỏ rằng tình hình tội phạm tham nhũng trên địa bàn có xu hướng tăng, và nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong quần chúng nhân dân ngày càng nâng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng, Cơ quan công an các cấp quận/huyện thành phố Hà Nội đã thực hiện đầy đủ, chính xác về trình tự, thủ tục tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm. Có sự nghiên cứu thông tin ban đầu về tội phạm, xem xét thẩm quyền điều tra và chuyển các tin báo, tố giác về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan có thẩm quyền đê giải quyết một cách nhanh chống, kịp thời. Trong các trường hợp bắt quả tang các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng thì CQĐT đã tiến hành thu giữ, tạm giữ tang vật, bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, tiến hành việc lấy lời khai ban đầu, bảo vệ, niêm phòng hiện trường (nếu có) theo quy định pháp luật và giải ngay đối tượng bị bắt về trụ sở để tiến hành các bước điều tra tiếp theo.

2.3.1.2. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can - Khởi tố vụ án hình sự

Theo số liệu báo cáo của Công an thành phố Hà Nội thì từ năm 2014 - 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và phát hiện được 400 vụ việc về tham nhũng, trong đó có 53/400 vụ đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự (chiếm tỷ lệ 13,25%), còn lại 347 vụ (chiếm tỷ lệ 86,75%) số vụ án không có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong đó có cả những vụ án ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc chưa có căn cứ xử lý.

Nguyên nhân của các vụ án không có Quyết định khởi tố vụ án hình sự là do đã hết thời hạn điều tra theo quy định nhưng không chứng minh được đối tượng phạm tội, hoặc không tìm ra được đối tượng hoặc các căn cứ khác. Đối với những trường hợp chưa có cơ sở xử lý, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định tạm dừng điều tra theo quy định pháp luật. Từ số liệu trên cho thấy, số vụ việc về tham nhũng xảy ra với số lượng khá nhiều, nhưng những vụ việc có đủ các dấu hiệu về tội phạm tham nhũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 13,25% so với tổng số tin báo, tố giác tiếp nhận trực tiếp giải quyết.

Nguyên nhân nữa chủ yếu là do nhận thức của người dân về tội phạm tham nhũng còn hạn chế, chưa nhận thức được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm tham

nhũng. Khi phát hiện hành vi phạm tội họ đã làm đơn tố cáo đến Cơ quan công an, tuy nhiên nhiều sự việc chỉ dừng lại là ở những thông tin chưa có cơ sở, hoặc sau khi tiếp nhận tin báo tố giác, qua xác minh sơ bộ ban đầu, đối tượng chỉ là vi phạm hành chính, vì vậy CQĐT không ra khởi tố vụ án hình sự mà chỉ xử phạt hành chính hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan khác có thẩm quyền để xử lý. Hơn nữa thực tiễn hoạt động điều tra, khởi tố vụ án tham nhũng trong thời gian qua của CQĐT Công an thành phố Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là sự không thống nhất quan điểm xử lý giữa VKS và CQĐT, làm ảnh hưởng đến thời hạn điều tra, hay cũng có khi để sót lọt tội phạm.

Một trong những đặc điểm của tội phạm tham nhũng là tính liên quan chặt chẽ giữa chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng và yếu tố chức vụ, quyền hạn. Trong quá trình điều tra nhiều trường hợp chỉ kết luận được hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn ở cấp thấp và người thực hiện công việc được giao, còn những người có chức vụ, quyền hạn cao hơn và có trách nhiệm gián tiếp thì khó chứng minh và xử lý được hành vi phạm tội. Mặt khác, chủ thể của tội phạm tham nhũng thường là những người có trình độ pháp luật nhất định, có chuyên môn sâu, có quyền lực và quan hệ xã hội rộng rãi. Vì vậy, khi thực hiện hành vi phạm tội, họ đã chuẩn bị những cách thức để đối phó với việc phát hiện, điều tra của các cơ quan chức năng hoặc trường hợp bị phát hiện họ cũng đã chuẩn bị các phương thức để hợp thức hóa hành vi hoặc tìm cách đẩy cho người khác.

Thực tế hiện nay, trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ tội phạm tham nhũng các ĐTV còn thường không điều tra, xác minh triệt để các tình tiết hoặc các chứng cứ gián tiếp, dẫn đến không đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị can, nhất là trong trường hợp bị can không nhận tội hoặc phản cung. Nhiều vụ án tham nhũng liên quan đến hoạt động kinh tế, thương mại... trong quá trình điều tra thu được các hóa đơn, chứng từ, tài liệu nhưng không tiến hành trưng cầu giám định chuyên môn để có cơ sở pháp lý quy kết hành vi phạm tội của bị can. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra việc thu thập chứng cứ chưa đảm đầy đủ bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội dẫn đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần.

Bảng 2.3. Tình hình giải quyết tin báo, tố giác và khởi tố vụ án hình sự Năm Tin báo, tố giác Số vụ đã Số vụ không khởi tố

trực tiếp giải quyết khởi tố VAHS VAHS

2014 66 19 47 2015 68 11 57 2016 79 8 71 2017 95 9 86 2018 92 6 86 Tổng 400 53 347

(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội) - Khởi tố bị can

Khi có đủ căn cứ để xác định một người thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng thì CQĐT ra Quyết định khởi tố bị can. Việc khởi tố bị can phạm tội về tham nhũng được quy định tại Điều 104, Điều 126 và Điều 127 BLTTHS năm 2003 (Điều 143, Điều 179, Điều 180 BLTTHS năm 2015). Sau đó, đề nghị VKS cùng cấp ra Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can. Sau khi VKS phê chuẩn xong thì Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT mới có hiệu lực.

Theo số liệu báo cáo của Công an thành phố Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2018, có 53/400 vụ án tham nhũng được khởi tố vụ án hình sự (chiếm tỷ lệ 13,25%) và có 191 đối tượng bị khởi tố bị can về các tội phạm tham nhũng.

Bảng 2.4. Số đối tượng bị khởi tố bị can

Năm Tổng số vụ việc Số vụ đã khởi tố Số bị can bị khởi

Tham nhũng vụ án hình sự tố 2014 66 19 69 2015 68 11 33 2016 79 8 47 2017 95 9 19 2018 92 6 23 Tổng cộng 400 53 191

Các Quyết định khởi tố bị can được CQĐT Công an thành phố Hà Nội thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, không có trường hợp nào ra Quyết định khởi tố bị can khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm các tội phạm tham nhũng. Khi có đủ căn cứ cho thấy có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng thì ĐTV đã nhanh chóng làm báo cáo đề xuất Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời, xem xét đã có đầy đủ tài liệu chứng cứ xác định đủ yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng thì đề xuất khởi tố bị can, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án tham nhũng sang VKSND cùng cấp để xem xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can. Từ đó có cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động điều tra vụ án tham nhũng tiếp theo.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, khởi tố việc định tội danh tội phạm tham nhũng đúng đang còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, Bộ luật hình sự đã quy định các tội phạm tham nhũng gồm có 7 tội danh, nhưng trên thực tế việc xác định dấu hiệu của các tội phạm khác nhau để khởi tố chính xác về tội danh thường gặp nhiều khó khăn, ví dụ như giữa một số tội phạm: tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản... các tội xâm phạm về quan hệ sở hữu; tội nhận hối lộ và tội phạm khác như tội môi giới hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản... hoặc giữa tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ... Mặt khác, trong một vụ tham nhũng thường có nhiều chủ thể móc nối, liên quan đến nhau, nhưng CQĐT chưa phân hóa, cá thể hóa hành vi của các đối tượng trong vụ án để quyết định khởi tố bị can đúng người, đúng tội.

Ví dụ: về việc khởi tố vụ án tham nhũng, khởi tố bị can trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Ngày 24/10/2014 Cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương để điều tra về hành vi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Sau đó mở rộng điều tra CQĐT tiếp tục khởi tố các vụ án và các bị can liên quan. Khởi tố thêm 3 vụ án liên quan và một số bị can như:

Ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra điều tra mở rộng (giai đoạn II) vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương đã khởi tố thêm 3 vụ án hình sự gồm: Vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP); Vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP)

Ngày 27/4/2017, đối tượng Vũ Mạnh Tùng (45 tuổi), Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn đã bị CQĐT khởi tố về tội danh “ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 17/12/2017, C03 ra Quyết định khởi tố bị can số 265/C03-P15, Lệnh bắt bị can để tạm giam số 77/C03-P15 đối với Đỗ Văn Khanh, về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 - Bộ luật Hình sự 2015.

Ngày 10/5/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bắt tạm giam đối với Nguyễn Hoài Giang (51 tuổi), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Phạm Xuân Quang (39 tuổi), Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về tội “ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

2.3.1.4. Lập kế hoạch điều tra

Lập kế hoạch điều tra vụ án là một khâu quan trọng giúp cho hoạt động điều tra vụ án của CQĐT, các ĐTV tiến hành có phương hướng, chủ động, có cơ sở.

Qua khảo sát tại Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội, cho thấy trong 53 vụ án tham nhũng mà đã thụ lý điều tra, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì có 8/53 vụ ĐTV không tiến hành lập kế hoạch điều tra (chiếm 15,1%); có 45/53 vụ ĐTV có lập kế hoạch điều tra (chiếm 84,9%). Trong số 45 vụ được lập kế hoạch điều tra thì có 15/45 vụ được lập kế hoạch điều tra một cách chi tiết, cụ thể (chiếm 33,3%), còn lại 30/45 vụ (chiếm 66,7%) được lập kế hoạch điều tra nhưng hồ sơ kế hoạch điều tra còn sơ sài, không đầy đủ nội dung theo yêu cầu, chỉ mang tính hình thức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng của CQĐT Công an thành phố Hà Nội trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao. Một số vụ án Điều tra viên không tiến hành lập kế hoạch điều tra hoặc lập kế hoạch điều tra một cách sơ sài, không chi tiết chủ yếu do những

nguyên nhân như: xuất phát từ nhận thức của Điều tra viên nhận thấy vụ án không cần thiết phải lập kế hoạch điều tra, lập điều tra cụ thể, chi tiết; Không có sự chỉ đạo từ cấp trên nên ĐTV không chủ động, định hướng lập kế hoạch điều tra đối với vụ án; Việc lập kế hoạch điều tra chưa được kiểm tra, chỉ đạo một cách cụ thể, sát sao.

Nhưng nhìn chung, về hình thức thì bản kế hoạch điều tra vụ án tham nhũng do Điều tra viên lập, trong đó đã thể hiện đầy đủ nội dung, mục đích yêu cầu, lực lượng tham gia, thời gian tiến hành, kinh phí, biện pháp điều tra...

2.3.2. Các biện pháp điều tra và các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong giai đoạn điều tra tiếp theo

2.3.2.1. Biện pháp bắt, khám xét

Theo số liệu các báo cáo của Công an thành phố Hà Nội thời gian từ năm 2014 - 2018 có tổng số 58 đối tượng bị bắt giữ về tội phạm tham nhũng trên địa bàn, với chủ yếu các biện pháp như: bắt quả tang, bắt khẩn cấp, bắt bị can để tạm giam. Cụ thể theo các năm như sau:

-Bắt quả tang: trong thời gian 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện bắt quả tang đối với 7 đối tượng trong tổng số 53 đối tượng bị bắt, chiếm tỷ lệ 13,2%. Với đặc điểm tội phạm tham nhũng các đối tượng phạm tội có trình độ, chuyên môn cao nên việc thực hiện hành vi phạm tội đều có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị trước đối với trường hợp bị phát hiện nên số lượng đối tượng phạm tội bị bắt quả tang chiếm tỷ lệ rất ít trong các vụ án tham nhũng. Đa số Cơ quan điền tra nhận được tin báo phải tiến hành điều tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ liên quan mới đủ căn cứ để thực hiện áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)