Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 80 - 89)

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong tiếp nhận, xử lý tin

báo, tố giác, kiến nghị khởi tố và nâng cao chất lượng công tác thu thập, đánh giá chứng cứ về tội phạm tham nhũng. Trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, Điều tra viên phải phối hợp chặt chẽ với Kiểm sát viên để phân loại, đánh giá chứng cứ, không được thỏa mãn với những kết quả điều tra ban đầu, không dừng lại ở việc tự khai nhận hành vi phạm tội của bị can, bị cáo mà phải thường xuyên đánh giá, đối chiếu, tổng hợp toàn bộ các chứng cứ đã thu thập được để xác định đúng phương hướng điều tra, thu thập chứng cứ tiếp theo. Bên cạnh việc thu thập, củng cố chứng cứ buộc tội phải quan tâm đến việc thu thập chứng cứ gỡ tội đối với bị can để đảm bảo việc xử lý vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để và đúng pháp luật.

Thứ hai: Trong hoạt động điều tra vụ án tham nhũng phải bảo đảm việc điều

tra, xử lý toàn diện, triệt để đối với các vụ án tham nhũng. Tăng cường công tác kiểm sát việc khởi tố để bảo đảm việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ, đúng tội danh và đúng diện khởi tố ngay trong quá trình điều tra vụ án. Hơn nữa, cần bảo đảm các vụ án tham nhũng phải được điều tra, xử lý triệt để, xử lý “tận gốc”, bao gồm tất cả những lĩnh vực và đối tượng nhạy cảm, không có “vùng cấm” đối với tội phạm tham nhũng.

Thứ ba: Tăng cường phối hợp mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn điều tra tội phạm tham nhũng. Sự phối hợp này phải được thực hiện trong toàn bộ quá trình điều tra giải quyết vụ án, từ khi phát hiện tội phạm, đến khi phân loại, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, đến khi kết thúc điều tra, xử lý vụ án. Trong quá trình điều tra KSV phải bám sát tiến độ điều tra, phát hiện các mâu thuẫn và những vấn đề cần phải điều tra để đề ra yêu cầu điều tra; tham gia với ĐTV tổng cung và trực tiếp tiến hành phúc cung đối với các bị can trước khi lập cáo trạng truy tố.

Thứ tư: Tăng cường vai trò tổ chức chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh

lượng đơn vị cơ sở trong đấu tranh chống tội phạm tham nhũng. Tội phạm tham nhũng hoạt động tinh vi, phức tạp có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp liên quan đến nhiều cán bộ móc nối với nhau cả trong nước lẫn ngoài nước. Do vậy cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ đối với đơn vị nghiệp vụ các địa phương.

Thứ năm: Vấn đề bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, vũ khí, công cụ hỗ trợ,

trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho hoạt động điều tra tội phạm nói chung cũng như phương tiện cần thiết cho Điều tra viên nói riêng là rất quan trọng trong bối cảnh tình hình tội phạm tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi, xảo quyệt, manh động, nguy hiểm như hiện nay. Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho hoạt động điều tra tội phạm của Cơ quan CSĐT ở thành phố Hà Nội trong những năm qua mặc dù đã có sự quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác điều tra tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng. Phương tiện, công cụ chưa được trang bị cho hoạt động điều tra vụ án như thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh tại phòng hỏi cung theo quy định mới của BLTTHS. Theo đó, cần phải bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động điều tra tội phạm. Ngoài ra, đối với điều tra tội phạm tham nhũng cần bổ sung kịp thời các trang thiết bị khoa học công nghệ cho lực lượng CSĐT để phục vụ cho quá trình khám xét phát hiện và thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội tham nhũng như các loại máy quét, máy soi chiếu…

Thứ sáu: Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong hoạt động điều tra: phát

huy có hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng điều tra tội phạm tham nhũng với các lực lượng khác và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm tham nhũng. Điều tra viên là lực lượng chính trong hoạt động điều tra các vụ án tham nhũng, tuy nhiên, cần phải có sự phối hợp với các lực lượng khác như: trinh sát, Cảnh sát khu vực, dân phòng… Mặt khác, thông qua các mối quan hệ để rà soát, khoanh vùng đối tượng, nắm tình hình, phương thức thủ đoạn, di biến động, các động cơ hoạt động… phục vụ cho công tác truy tìm đối tượng. Việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế góp phần quan trọng trong công tác truy tìm những đối tượng truy nã đã trốn ra nước ngoài và thực hiện trong công tác phòng, chống

tội phạm tham nhũng. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các Hiệp định, Biên bản thỏa thuận với các nước về phòng, chống tham nhũng. Thực hiện đầy đủ các quy định Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Tiếp tục ký các Hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm với các nước, quốc gia trọng điểm như Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản… để thuận lợi hơn trong công tác điều tra, truy bắt các tội phạm tham nhũng khi bỏ trốn sang các quốc gia khác.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá về hoạt động điều tra vụ án tham nhũng của Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2014 - 2018, Chương 3 của luận văn đã đưa ra những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Đưa ra các quan điểm điều tra xử lý tội phạm tham nhũng;

Thứ hai: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án tham nhũng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội. Bao gồm: Giải pháp về hoàn thiện pháp luật; giải pháp về tăng cường năng lực điều tra vụ án hình sự và các giải pháp khác như: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa CQĐT và VKS; đảm bảo cơ sở, vật chất cho hoạt động điều tra; tăng cường sự hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng …

Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu về hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy vẫn đang còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau; hơn nữa các quy định về pháp luật còn nhiều bất cập chưa được hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, kết quả nghiên cứu tại Chương 3 của luận văn đã góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra tội phạm ma túy của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tình hình tội phạm tham nhũng đang có chiều hướng diễn biến ngày một phức tạp, tinh vi làm ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy làm tốt công tác điều tra đối với các vụ án này là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết, một mặt làm sáng tỏ tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội để xử lý nghiêm minh trước pháp luật, mặt khác góp phần răn đe, giáo dục về tư tưởng, đường lối đối với một số cán bộ tha hóa về tư tưởng, đạo đức vì vụ lợi cá nhân và góp phần đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này, đảm bảo uy tín với nhân dân về đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước.

Trong thời gian qua, điều tra vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả góp phần quan trọng vào nhiệm vụ đặt ra đối với công tác điều tra, xử lý tội phạm này. Tuy nhiên công tác điều tra tội phạm tham nhũng trên địa bàn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, cần phải được khắc phục.

Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã chỉ ra được những vấn đề lý luận về điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, theo đó đã phân tích về khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội phạm tham nhũng; làm rõ khái niệm, đặc điểm điều tra vụ án tham nhũng, những vấn đề cần chứng minh trong vụ án tham nhũng và làm rõ trình tự, phương pháp tiến hành hoạt động điều tra vụ án tham nhũng.

Bằng việc khảo sát nghiên cứu thực tế, Luận văn đã đưa ra được các số liệu liên quan đến hoạt động điều tra vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đã phân tích về nhũng đặc điểm có liên quan đến điều tra vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội như đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội, tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra và phân tích về đặc điểm hình sự của tội phạm tham nhũng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Đồng thời luận văn đã nghiên cứu chỉ rõ thực tiễn điều tra vụ án tham nhũng bao gồm cả giai đoạn điều tra ban đầu và các biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn áp dụng trong giai đoạn điều tra tiếp theo; Luận văn cũng đã đưa ra những ưu điểm,

hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động điều tra, những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đó Luận văn đã đưa ra các quan điểm trong điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như các giải pháp về hoàn thiện các quy định về pháp luật, giải pháp tăng cường năng lực điều tra vụ án hình sự và các giải pháp khác.

Trong bối cảnh BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 mới có hiệu lực với những quy định mới, nên việc trang bị những nền tảng lý luận cơ bản và vững chắc trong hoạt động điều tra hình sự là rất quan trọng.

Do vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Điều tra vụ án tham nhũng theo

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” với mong muốn

thông qua đó góp phần hoàn thiện về mặt lý luận các quy định pháp luật về hoạt động điều tra tội phạm nói chung, điều tra tội phạm tham nhũng nói riêng và nâng cao chất lượng hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn khá mới mẽ, các thông tin đối với vụ án tham nhũng còn ở dạng mật khó tiếp cận, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi để luận văn hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2011) Quy định số 47-

QĐ/TW về những điều Đảng viên không được làm, ngày ban hành

01/11/2011, Hà Nội.

2. Bộ Công an (2015), Quyết định số 131 /QĐ-BCA-C41 Ban hành Quy trình

tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân, ban hành ngày 20/3/2015, Hà Nội.

3. Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ( 2017) Thông tư liên tịch

số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, ban hành ngày 29/12/2017, Hà Nội. 4. Bộ Công an (2014) Thông tư số 28/2014/TT-BCA Quy định về công tác điều

tra hình sự trong Công an nhân dân, ban hành ngày 07/7/2014, Hà Nội. 5. Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát

nhân dân tối cao (2018) Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-

TANDTC-VKSNDTC về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và VKS có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, ban hành ngày 23/01/2018, Hà Nội.

6. Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao – Bộ quốc phòng (2018) Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BQP quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa, ngày ban hành 01/02/2018, Hà Nội.

7. Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao – Bộ quốc phòng (2018) Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình

có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, ngày ban hành 01/02/2018, Hà

Nội.

8. Bộ Công an (2018) Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp

thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân, ngày ban hành 12/02/2018, Hà Nội.

9. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây

dụng nhà nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của Phần chung, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự (Phần

chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Công an Thành phố Hà Nội (2014), “Báo cáo Tổng kết kết quả công tác

năm 2014, Chương trình công tác năm 2015 của Công an TP Hà Nội”. 12. Công an Thành phố Hà Nội (2015), “Báo cáo Tổng kết kết quả công tác

năm 2015, Chương trình công tác năm 201 của Công an TP Hà Nội”. 13. Công an Thành phố Hà Nội (2016), “Báo cáo Tổng kết kết quả công tác

năm 201 , Chương trình công tác năm 2017 của Công an TP Hà Nội”. 14. Công an Thành phố Hà Nội (2017), “Báo cáo Tổng kết kết quả công tác

năm 2017, Chương trình công tác năm 2018 của Công an TP Hà Nội”. 15. Công an Thành phố Hà Nội (2018), “Báo cáo Tổng kết kết quả công tác

năm 2018, Chương trình công tác năm 201 của Công an TP Hà Nội”.

16. Cổng giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội (2017), “Diện tích, dân số và điều

kiện tự nhiên thành phố Hà Nội”, hanoi.gov.vn.

17. Chính phủ (2013) Nghị định số 5 /2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều

của Luật phòng, chống tham nhũng, ban hành ngày 17/06/2013, Hà Nội.

18. Phạm Đức Dũng (2018) Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng

hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận

văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)