Nhận xét, đánh giá hoạt động điều tra vụ án tham nhũng trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 63 - 72)

bàn thành phố Hà Nội

2.4.1. Ưu điểm

Hoạt động điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật TTHS Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc kiềm chế sự gia tăng của tội phạm tham nhũng trên địa bàn, cũng như đã có tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, bước đầu cũng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Thông qua hoạt động điều tra vụ án tham nhũng cũng đã giúp các cấp, các ngành phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế - xã hội, từ đó bổ sung cơ chế, chính sách, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đưa ra các giải pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng phù hợp hơn.

CQĐT thành phố Hà Nội đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện điều tra ban đầu các vụ án tham nhũng. Đã tiến hành đầy đủ, nhanh chóng, có hiệu quả hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự, tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu, tiến hành các biện pháp khẩn cấp đảm bảo ngăn chặn hành vi tham nhũng thực hiện và ngăn chặn người thực hiện trốn chạy … Khi thực hiện các hoạt đông này, cơ quan CSĐT đã vận dụng được những kinh nghiệm, chiến thuật điều tra một cách linh hoạt, từ đó khai thác được các thông tin phục vụ cho việc điều tra làm rõ vụ án tham nhũng.

Nhận thực được tầm quan trọng của công tác nắm bắt được về thông tin tội phạm tham nhũng, cơ quan CSĐT đã thực hiện việc phát hiện tội phạm một cách nhanh chóng, giúp cho việc thu thập các tài liệu, chứng cứ của vụ án khá tỉ mỉ, chi tiết và đúng theo quy định pháp luật tránh trường hợp các đối tượng phạm tội sửa chữa, che dấu hồ sơ hoặc hợp thức hóa hồ sơ gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án.

Trong quá trình điều tra các vụ án tham nhũng ở hai cấp Công an thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT nên các ĐTV luôn có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng các tình tiết vụ án, từ đó đưa ra được nhận định đúng đắn, chính xác về vụ án, sáng kiến linh hoạt để hoàn thiện các chiến thuật điều tra nhằm kết thúc điều tra vụ

án nhanh chóng, chính xác và luôn nhận được sự ủng hộ, hợp tác nhiệt tình của quần chúng nhân dân, các lực lượng liên ngành, sự hỗ trợ các cơ quan, tổ chức khác trong việc phát hiện, truy bắt đối tượng phạm tội.

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án tham nhũng nói riêng, các ĐTV, cán bộ điều tra Công an thành phố Hà Nội luôn giữ vững lập trường, tư tưởng vững vàng, thái độ trong sáng, chính trực và luôn tuân thủ đúng quy định pháp luật và quy định của ngành. Có sự tổng kết được những ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần hạn chế tội phạm tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

2.4.2. Một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong điều tra vụ án tham nhũng

Thứ nhất: Trong giai đoạn tiếp nhận và xử lý tin tố giác, tin báo về tội phạm - Chưa

chủ động nắm bắt được đầy đủ, kịp thời toàn bộ thông tin về tội phạm tham nhũng: Trên thực tế hiện nay, tội phạm tham nhũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng việc phát hiện, nắm bắt tội phạm tham nhũng của CQĐT còn hạn chế, những vụ án tham nhũng được phát hiện chủ yếu từ tố giác, tin báo trong nội bộ cơ quan đơn vị, sự tố giác của quần chúng nhân dân hoặc nhận được từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài) đưa tin hoặc thông qua thanh tra, kiểm tra... Các CQĐT chưa có biện pháp nắm thông tin về tội phạm tham nhũng cụ thể và chưa chủ động, thiếu hiệu quả và còn nhiều bất cập, hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều tin báo, tố giác tội phạm tham nhũng nội dung không rõ ràng, gây khó khăn cho các ĐTV trong việc tiếp nhận, phân loại và xử lý. Mặt khác, lực lượng phân công giải quyết tố giác, tin báo tội phạm tham nhũng đang mỏng, cũng gây khó khăn trong công tác xác minh và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm nhất là công tác xử lý thông tin ban đầu về vụ án tham nhũng.

- Chưa xác minh kịp thời thông tin về tội phạm tham nhũng:

Theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là 20 ngày, Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp

hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều trường hợp CQĐT Công an thành phố Hà Nội chưa thực hiện điều tra, xử lý tin báo, tố giác theo thời hạn quy định trên, tiếp nhận tố giác về tội phạm tham nhũng trên địa bàn bị kéo dài hơn so với thời hạn quy định; mặt khác, có những vụ việc thì thời hạn trên không đủ để thực hiện điều tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

Một hạn chế đặt ra đó là CQĐT không trực tiếp phát hiện vụ việc mà phát hiện này thông qua các nguồn thông tin khác, nên thường phải có quá trình xác minh, điều tra thông tin trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có thông tin về tội phạm tham nhũng hoặc thông tin đó không còn bí mật. Vì vậy, người phạm tội tham nhũng có đủ thời gian hợp thức hóa chứng từ tài liệu, mua chuộc nhân chứng để che giấu hành vi phạm tội của mình... Hơn nữa, do thời gian từ khi tội phạm xảy ra đến khi xác minh, điều tra kéo dài dẫn đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ gặp khó khăn. Do đó, trong nhiều trường hợp tố giác về tội phạm tham nhũng nhưng kết quả điều tra chưa xác minh được kịp thời được tội phạm tham nhũng hoặc điều tra không chứng minh được hoặc chỉ chứng minh được số tài sản tham nhũng rất ít so với thông tin tố giác.

Thứ hai: Khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại về phi vật chất trong vụ án tham nhũng

Tại Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng quy định:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức

vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn

nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Trên thực tế, việc xác định một người có vụ lợi về vật chất thì có cơ sở và căn cứ để xác định tội phạm cũng như thuận lợi trong công tác điều tra tiếp theo để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhưng việc vụ lợi phi vật chất thì trên thực tế còn rất khó xác định, lợi ích vật chất không có định tính, định lượng cụ thể. Việc chứng minh có hành vi vụ lợi phi vật chất là căn cứ chứng minh để khởi tố vụ án, khởi tố

bị can trong tội phạm tham nhũng. Các lợi ích phi vật chất như: hành vi nhận hối lộ tình cảm, tình dục, thông tin…

Vì vậy, để có căn cứ xác định hành vi phạm tội vụ án tham nhũng trong trường hợp người có chức vụ thực hiện hành vi vì vụ lợi phi vật chất là vô cùng khó khăn, thậm chí không thể chứng minh và xác định được hành vi phạm tội của những đối tượng này, dẫn đến trường hợp dễ bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba: Khó khăn, vướng mắc trong giám định để xác định mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội tham nhũng

Để xác định mức thiệt hại về tài sản trong vụ án tham nhũng CQĐT bắt buộc phải tiến hành công tác giám định, ví dụ như trong công tác giám định tài chính kế toán, giám định kỹ thuật, giám định chất lượng công trình … Đây là nguồn chứng cứ quan trọng, cũng là nguồn chứng cứ duy nhất để chứng minh tội phạm và người có hành vi phạm tội tham nhũng, đây cũng là công việc đầu tiên phải chứng minh được trong vụ án tham nhũng. Nếu không chứng minh, xác định được mức độ thiệt hại về tài sản thì coi như không cấu thành tội phạm tham nhũng hay tội phạm tham nhũng không xảy ra. Đây là công việc nằm ngoài khả năng và chuyên môn của CQĐT, trong trường hợp này hoạt động điều tra, khởi tố vụ án tham nhũng phải chờ kết quả giám định từ cơ quan, tổ chức giám định thì mới có căn cứ xác định được tội phạm tham nhũng. Nhiều trường hợp đây là nguyên nhân khiến quá trình giải quyết vụ án tham nhũng bị kéo dài, công việc này nằm ngoài khả năng cố gắng, nỗ lực của CQĐT.

Trên thực tế vẫn còn tình trạng cơ quan trưng cầu giám định còn có ý bất hợp tác, từ chối, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh, giới thiệu quanh co vì có nhiều lý do tế nhị. Ví dụ như: việc định giá trị cổ phần hoá, cổ phiếu, bất động sản trong vụ Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Á Châu (ACB). Hội đồng định giá tài sản là giá trị cổ phiếu đã né tránh, đùn đẩy nên dẫn đến chậm tiến độ xử lý vụ án.

Trước đây, CQĐT còn gặp khó khăn trong việc đốc thúc kết quả giám định của các cơ quan, tổ chức giám định vì BLTTHS năm 2003 không có quy định về thời hạn giám định cụ thể nên trong thực tế có rất nhiều trường hợp do các nguyên

nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà các cơ quan, tổ chức giám định không có kết luận giám định hoặc thời gian có kết luận giám định kéo dài. Thậm chí hết thời gian điều tra, quá thời gian phải xem xét việc khởi tố theo luật định nhưng vẫn chưa có kết quả giám định, dẫn đến việc CQĐT không thể ban hành các quyết định tố tụng tiếp theo để giải quyết vụ án, nhiều trường hợp phải tạm đình chỉ điều tra chờ kết quả giám định. Quy định này đã gây khó khăn trong công tác điều tra vụ án tham nhũng. Với những khó khăn tồn tại nêu trên BLTTHS năm 2015 đã có những quy định rất cụ thể về thời hạn giám định cho từng trường hợp trưng cầu giám định quy định tại Điều 208 BLTTHS năm 2015.

2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra vụ án tham nhũng

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được thì lực lượng CQĐT Công an thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém chưa làm được. Xuất phát từ những nguyên nhân như:

Thứ nhất: Một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác điều tra, đấu

tranh phòng chống tội phạm tham nhũng còn nhiều bất cập, không thống nhất, gây khó khăn cho việc các CQĐT áp dụng trên thực tế:

BLHS năm 2015, tại Mục 1 Chương XXIII quy định về các tội phạm tham nhũng gồm có 7 tội phạm tương ứng với 7 hành vi phạm tội, trong khi đó tại Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) cũng như tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 lại quy định 12 hành vi tham nhũng; trong khi đó chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đối với sự khác nhau này, dẫn đến tình trạng các CQĐT vận dụng không thống nhất, gây khó khăn cho việc xác định tội phạm tham nhũng, khó khăn trong quá trình điều tra, khởi tố bị can. Ví dụ như: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi …;

Một số văn bản của các ngành còn trái với quy định của Luật Tố tụng hình sự, cụ thể như: tại Điểm d khoản 2.2 Mục 2 Phần II Thông tư số 08/VBHN-NHNN ngày

21/05/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cáp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng: yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải có các tài liệu liên quan đến việc điều tra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can … quy định này gây không ít khó khăn cho công tác phát hiện tội phạm tham nhũng cũng như việc thu thập tài liệu phục vụ cho khởi tố vụ án hình sự [32]. Nếu trong trường hợp CQĐT đang tiến hành hoạt động thu thập tài liệu thông tin về số tiền gửi hoặc tài sản gửi trong Ngân hàng để có căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì theo quy định trên CQĐT chưa có có các tài liệu liên quan đến việc điều tra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can để xin cung cấp thông tin từ phía Ngân hàng.

Một số văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng cũng như các văn bản về quản lý hành chính, kinh tế Nhà nước chưa chặt chẽ, bộc lộ nhiều kẽ hở, chống chéo với nhau cũng đã và đang gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra tội phạm tham nhũng hiện nay. Ví dụ như: tại khoản 1 Điều 5 Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị quy định không được điều tra bí mật đối với Đảng viên trước khi khởi tố bị can. Thực tiễn những người thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng chủ yếu là có chức vụ, quyền hạn là những người Đảng viên. Quy định này sẽ dễ dẫn đến trường hợp CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với Đảng viên trước rồi mới tiến hành hoạt động điều tra cũng cố các tài liệu, chứng cứ sau hoặc một số trường hợp khác sẽ không có đủ căn cứ để khởi tố đối với bị can là Đảng viên.

Quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật báo chí năm 2016: “Cơ quan báo chí và

nhà báo có quyền và nghĩa vụ không Tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” [43]. Đối với quy định

này cũng gây khó khăn cho CQĐT trong công tác phát hiện tội phạm tham nhũng cũng như công tác thu thập tài liệu để phục vụ cho khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Vì cơ quan báo chí chỉ cung cấp cho VKS, Tòa án khi có yêu cầu đối với việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định tại Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì VKS có quyền khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do BLTTHS quy định … Những thẩm quyền này thực chất là thẩm quyền của CQĐT trong giai đoạn điều tra, VKS có thẩm quyền kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố. Trong trường hợp này VKS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)