Đào tạo từ trình độ thạc sỹ
trở lên 0 0 0 0 0 0
Đào tạo trình độ đại học 0 0 0 0 0 0
Đào tạo ngắn hạn 02 0 0 0 0 0
Lớp bồi dưỡng, tập huấn 19 0 0 07 0 07
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, CBCC còn rất trẻ nên có tinh thần học hỏi, nắm bắt và thích nghi nhanh với yêu cầu của cơng việc, có cố gắng tìm hiểu thơng tin mới và rèn luyện kỹ năng hành chính nên đã thực hiện được nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn tổ chức và cá nhân có nhu cầu liên hệ. Bên cạnh đó, CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính được trang bị đồng phục, đeo thẻ, được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại như máy tính nối mạng Internet, máy in. Không những thế, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC đối với việc thực thi công vụ trong việc giải quyết yêu cầu của công dân và tổ chức đối với cơ quan nhà nước được nâng lên rõ rệt. Qua đó, tạo được niềm tin của nhân
dân và làm cho mối quan hệ giữa CBCC với nhân dân ngày càng tốt hơn. Hiệu quả mơ hình “Một cửa” là điểm nhấn trong CCTTHC của UBND huyện An Lão. Từ mơ hình này, ngày càng có nhiều cách làm sáng tạo, đầu tư phương tiện hiện đại để từng bước đẩy mạnh CCHC, khắc phục yếu kém để nâng cao năng lực quản lý trong công tác xây dựng Đảng và Chính quyền vững mạnh toàn diện.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những tiến bộ, tích cực nêu trên thì cơng tác CCTTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện còn nhiều bất cập, hạn chế như sau:
2.2.2.1. Những hạn chế
- Về công tác chỉ đạo, điều hành:
Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC nói chung và CCTTHC nói riêng của UBND huyện chưa quyết liệt cịn mang tính hình thức. Việc triển khai các nhiệm vụ về CCTTHC còn rời rạc, thiếu tính kế hoạch tổng thể, không bám sát theo nội dung của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020. Việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch CCTTHC còn hạn chế. Đồng thời, chưa chú trọng kết hợp xây dựng kế hoạch kinh phí trong xây dựng kế hoạch thực hiện CCTTHC.
- Về công tác giải quyết TTHC cho nhân dân:
Hiện nay, mặc dù tỷ lệ hồ sơ trả đúng hẹn cho nhân dân có những chuyển biến quan trọng và tiến bộ hơn trước, song vẫn cịn có những hồ sơ giải quyết quá chậm trễ so với thời gian theo quy định, đặc biệt là đối với những hồ sơ về lĩnh vực đất đai, nhà ở. Đây có thể nói là trở ngại lớn, mang tính phổ biến, gây phiền hà cho người dân trong thực hiện cơ chế một cửa hiện nay. Tình trạng giải quyết chậm trễ xuất phát từ nhiều cơ quan trong quá trình tham gia xử lý hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, một phần do cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ và cán bộ chuyên môn của
huyện xử lý chậm; có những trường hợp một số hồ sơ thực hiện kết hợp nhiều nội dung công việc nên chưa thống nhất về thủ tục nên hộ gia đình phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, bổ sung nhiều giấy tờ; thậm chí có khi bị thất lạc hồ sơ chuyên môn lưu trữ nhà đất nên đã gây khó khăn trong xác minh, xác nhận thực tế theo kê khai.
Sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhất là các lĩnh vực có liên quan đến các ngành còn thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ đã làm giảm tiến độ giải quyết các TTHC và gây phiền hà cho nhân dân.
- Về đội ngũ CBCC:
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đa số CBCC còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực; hầu hết phải kiêm nhiệm nên chất lượng công tác chưa cao. Môi trường làm việc cũng như chính sách đãi ngộ chưa có sức thu hút với những người trẻ, người có năng lực đặc biệt là những người có trình độ đại học về làm việc.
- Về công tác tuyên truyền:
Thực tế hiện nay, công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự lôi cuốn được CBCC tham gia hào hứng khi thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế mới mà UBND huyện đang áp dụng mà chỉ làm theo trách nhiệm được giao. Mặt khác, đại bộ phận nhân dân còn xa lạ với cơ chế “một cửa” nên vẫn còn tư tưởng nhờ cậy mối quan hệ thân quen khi có nhu cầu giải quyết công việc tại cơ quan. Hoặc do yếu tố tâm lý, khi có cơng việc là người dân tìm đến cơ quan có thẩm quyền cao hơn cho chắc chắn và tin tưởng rằng công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn và tránh gây phiền hà. Nhưng khi được hướng dẫn họ lại cố tình khơng hiểu và cho rằng các cơ quan nhà nước gây khó khăn cho dân.
Như vậy, trong những năm qua về cơ bản, UBND huyện An Lão đã chỉ đạo và thực hiện tốt cơng tác CCHC nói chung và CCTTHC theo cơ chế “một
cửa” nói riêng. Những kết quả đạt được trong giải quyết TTHC liên quan đến doanh nghiệp và người dân khi áp dụng cơ chế “một cửa” trên địa bàn UBND huyện An Lão đã đánh dấu bước chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ. Các TTHC được giải quyết đúng trình tự, bước đầu đáp ứng yêu cầu đặt ra là tiết kiệm thời gian, giảm thiểu số lần đi lại của các tổ chức và cơng dân. Qua đó, góp phần chống tiêu cực, giảm phiền hà cho người dân; đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong giải quyết TTHC. Không những thế, hiệu quả từ việc đẩy mạnh CCTTHC đã phát huy tinh thần trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ CBCCVC trong giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa” mối quan hệ giữa cơ quan, đơn vị với tổ chức và cơng dân có sự chuyển biến tích cực từ tư duy quản lý “xin – cho” sang tư duy “phục vụ”; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thực thi nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Việc thực hiện giải quyết các TTHC theo cơ chế “một cửa” ở UBND huyện An Lão đã tạo ra bước đột phá trong CCHC; qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện ngày càng phát triển, hướng tới nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện chưa thực sự đơn giản nên thực hiện TTHC cịn một số khó khăn, vướng mắc.
Do người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị thiếu kiểm tra, đôn đốc,nhắc nhở cấp dưới trong quá trình thực hiện CCHC; chậm xử lý, khắc phục hạn chế đã được phát hiện, chỉ đạo xử lý.
Trình độ chun mơn của một bộ phận CBCCVC không phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tinh thần, trách nhiệm đối với công việc chưa cao.
làm công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nên chất lượng soạn thảo chưa cao. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa được quan tâm đúng mức; người dân chưa quen sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, nên chưa thật sự hiểu và yên tâm thực hiện TTHC trên môi trường mạng.
Tiểu kết Chương 2
Từ thực trạng CCHC theo cơ chế một cửa được triển khai trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND huyện An Lão đã cho thấy, vẫn còn một số TTHC rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và thực hiện TTHC.
Năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức ở địa phương còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục còn kéo dài quá thời hạn quy định, nhất là các TTHC thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Từ những yêu cầu của thực tế trên ta thấy rằng cần có một hệ thống giải pháp thống nhất và những chế tài cụ thể để nâng cao chất lượng cải cách TTHC trong thời gian tới trên cả nước nói chung và UBND huyện An Lão nói riêng.
CHƯƠNG 3