T HC đăng ký kết hôn có yếu tố Năm Năm Năm Năm Năm nước ngoài2011201220132014
2.2.4. Những hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực và nguyên nhân
vực và nguyên nhân
2.2.4.1. Những hạn chế, vướng mắc
Những hạn chế, vướng mắctrong CCTTHC tại UBND huyện Hoài Nhơn như sau:
Thứ nhất, dù đã đạt được những thành tựu nhất định, và tạo được những bước tiến vược bậc, tuy nhên bên cạnh nhiều TTHC được giải quyết đúng hẹn thì vẫn có những kết quả giải quyết TTHC chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn sự thiếu hài lòng của người dân, vẫn còn gây mất nhiều thời gian cho người dân. Đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm, cần được giải quyết nhanh, liên quan đến đời tư của cá nhân như kết hôn, khai sinh, khai tử, thay đổi, cải chính họ, tên đệm, dân tộc và việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng.
Thứ hai, do sự thiếu ý thức, kém trách nhiệm thực thi công vụ, cũng như thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức còn nhiều thiếu sót. Tại Bộ phận TNVTKQ của UBND huyện cán bộ, công chức còn rất trẻ, thường xuyên thay đổi cho nên sự thiếu kinh nghiệm trong giải quyết công việc là không thể tránh
khỏi, việc cập nhập những quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo liên quan trực tiếp đến công việc còn chưa được chú trọng, cho nên đôi khi còn gặp lúng túng trong giải quyết một số trường hợp cụ thể. Đây có thể coi là điểm yếu chung, cần khắc phục của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
Thứ ba, nhiệm vụcán bộ, công chức trực tại Bộ phận TNVTKQ khá là nặng nề, lượng công việc khá nhiều.Bởi vì, chỉ tiếp nhận hồ sơ, sau đó chuyển hồ sơ đi, và không trực tiếp thụ lý hồ sơ, chính vì vậy mà đôi khi hồ sơ cá nhân vẫn còn bị lệch; các giấy tờ liên quan thì phức tạp như trong lĩnh vực lao động thương binh xã hội, lĩnh vực tư pháp hộ tịch, lĩnh vực xây dựng và đặc biệt lĩnh vực đất đa. Ngoài ra, vẫn có một số ít cán bộ còn thiếu trách nhiệm, trong quá trình làm việc, cũng có những lúc còn thụ động, đùn đẩy và né tránh trách nhiệm khi gặp khó khăn; tình trạng đòi hỏi thêm các loại giấy tờ ngoài thành phần hồ sơ quy định đôi lúc vẫn còn xảy ra, chưa quan tâm đầy đủ đến thời hạn hẹn trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nên còn nhiều hồ sơ tồn đọng, kéo dài. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức đôi khi vẫn chưa làm hài lòng công dân, tổ chức, nhiều thủ tục chưa linh hoạt, vẫn rập khuôn máy móc nên tính quan liêu, xa rời dân càng rõ nét hơn, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả giải quyết công việc.
Thứ tư, bên cạnh nhữngbước tiến hết sức tích cực trong tiến trình thực hiện cải cách thể chế thì bên cạnh đó vẫn cònhạn chế vì thiếu cương quyết và vẫnchưa đồng đều. Vẫn còn sự thiếu thống nhất ở một số TTHC, chưa đảm bảo tính đồng bộ trên toàn tỉnh. Bộ TTHC đã công bố, nhưng đến nay đã có nhiều văn bản mới ra đời nên một số văn bản cũ đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế do đó việc hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời và còn chưa rõ.
Thứ năm, công tác tuyên truyền về CCTTHC chưa đủ mạnh và thiếu chiều sâu.Cho nên trong nhận thức về trách nhiệm thực hiện công vụ về CCMC vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh. Công tác tuyên truyền chưa được chú trọng thực hiện, cách thức tuyên truyền còn chưa tạo được sự tác động sâu rộng.Các biện pháp thực hiện khá đa dạng, mới mẻ nhưng chưa đem lại nhiều hiệu quả, thiếu sự lôi cuốn cho
đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hào hứng, tích cực khi thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế.
Thứ sáu, do hạn chế về trình độ nhận thức, cũng như thiếu phương tiện để tiếp cận thông tin mà vẫn có một số ít nhân dân còn xa lạ với CCMC,trong tư tưởng của người dân, vẫn còn nếp suy nghĩ lỗi thời, đó là nhờ cậy vào sự giúp đỡ của người thân trong giải quyết công việc có liên quan. Bên cạnh đó, do yếu tố tâm lý, mà người dân khi được hướng dẫn thì cố tình không hiểu, nghi ngại rằng cán bộ tiếp nhận gây khó khăn cho mình, người dân vẫn còn thiếu long tin vào cơ quan nhà nước. Ngoài ra, còn có những cá nhân vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu về CCMC, mà chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, cho rằng cứ đến cơ quan một cửa thìmọi yêu đều được giải quyết mà không cần quan tâm đến quy định pháp luật.
Thứ bảy, trên thực tế thì TTHC, cũng như quy trình giải quyết một số loại hồ sơ vẫn còn phức tạp, nhiều khâu, nhiều bước. Giữa các cơ quancó liên quan đến các ngành đôi lúcchưa có sự phối hợp nhịp nhàng còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ; làm trì trệ việc giải quyết hồ sơ cho nhân dân,làm tốn thời gian, gây khó khăn cho nhân dân. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện trực tiếp vẫn chưa thành thạo,dẫn đến sự hạn chếcho thời gian giải quyết công việc.
Thứ tám, tại bộ phận TNVTKQ hồ sơ hành chính của UBND huyện mặc dù đã được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ với 01 phòng làm việc, khá rộng rãi với các trang thiết bị cần thiết, có các phương tiện kỹ thuật cao như máy tính, bàn ghế làm việc và ghế chờ cho công dân, tổ chức đến làm thủ tục… Tuy nhiên, vì khối lượng công việc ngày càng nhiều hơn, cho nên về cơ bản thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý làm việc của cán bộ công chức cũng như người dân đến giải quyết thủ tục.
Thứ chín, sự phối hợp trong việc giải quyết TTHC đôi khi còn chưa có sự thống nhất về thành phần hồ sơ giữa bộ phận TNVTKQ với các phòng ban chuyên môn dẫn đến một số trường hợp phải trả lại hồ sơ để bổ sung, xác minh hoặc xin ý kiến tỉnh… dẫn đến việc trễ hẹn. Các cuộc họp giao ban hàng tháng vẫn được duy trì ổn định nhưng đôi khi vẫn chưa hiệu quả, không đúng thành phần quy định cho
nên lãnh đạo không nắm hết tình hình và không xử lý kịp thời những khó khăn phát sinh.
2.2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất,công tác chỉ đạo: Các các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đến công tác CCHC nói chung và CCTTHC nói riêng; sự chỉ đạo chưa sâu sát, còn lỏng lẽo. Lãnh đạo của UBND huyện đôi lúc còn xem nhẹ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiến hành CCTTHC;chính vì vậy mà việc thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, vẫn còn tính rời rạc. Trong quá trình tổ chức thực hiện,có tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm nhưng vẫn còn tính hình thức, chưa mạnh dạn nhân rộng, đầu tư đúng tầm. Hơn nữa đó là, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện theo nhiệm vụ được phân công trong quá trình thực hiện chương trình, do đó có những hoạt động không đi đúng trọng tâm, trọng điểm không được giải quyết kịp thời dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Thứ hai, cách hiểu không đồng nhất về TTHC:Có nhiều TTHC được ban hành để phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên với những yêu cầu của TTHC đó đưa ra thì việc vận dụng lại khác nhau do cách hiểu khác nhau, điều đó dẫn đến người dân mất đi sự hài lòng về việc phục vụ của cơ quan công quyền.
Thứ ba, cơ chế thực hành dân chủ trong cơ quan hành chính chưa thường xuyên: Cơ chế này khá quan trọng tuy nhiên vẫn chưa thực hiện thường xuyên, đồng bộ; nên khiến cho cán bộ, công chức thiếu động lực tinh thần, tình cảm và sự quyết tâm tiến hành cải cách. Khi CCTTHC không gắn liền với việc thực hành dân chủ, xây dựng văn hóa, văn minh công sở thì việc CCTTHC cũngtrở nên mang tính hình thức; Không thúc đẩy được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức; khiến họ vẫn trong tình trạng bị động, phụ thuộc, trì trệ, dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên. Thiếu sự thực hành dân chủ và đi liền với nó là buông lỏng kỷ cương, kỷ luật lao động sẽ làm công sở trở thành môi trường thuận lợi cho các hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, né tránh, đùn đầy của không ít cán bộ, công chức. Môi trường làm việc đó
không tạo được động lực tinh thần, tình cảm cho đông đảo cán bộ, công chức có tâm huyết làm việc.
Thứ tư, sự chồng chéo về các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện thủ tục: Điều này gây khó khăn cho cán bộ làm công tác chuyên môn, đặc biệt là đối với những TTHC liên thông dẫn đến tình trạng một thủ tục phải qua nhiều cơ quan, mỗi cơ quan sẽ giải quyết theo cách hiểu của mình. Việc giải quyết hồ sơ không thống nhất dẫn đến nhiều khó khăn, mất thời gian, kinh phí cho người dân; mục tiêu đem lại thuận lợi cho người dân sẽ không đạt được; người dân vẫn phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi, gây mất thời gian. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của cấp Trung ương chậm ban hành hoặc ban hành thiếu đồng bộ, chồng chéo; trong khi nhiều luật mới có sự bổ sung, điều chỉnh đã được ban hành có hiệu lực. Từ đó làm cho quá trình triển khai thực hiện khi giải quyết TTHC bị lúng túng và gặp nhiêu khó khăn.
Thứ năm, công tác tuyên truyền về CCTTHC chưa hiệu quả:Công tác tuyên truyền những nội dung gắn với liền CCTTHC chưa thực sự được quan tâm, cho nên không đem đến một hiệu quả thiết thực, chưa tạo ra những chuyển biến căn bản trong nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân. Cách thức thực hiền còn cứng nhắt, khó tiếp thu.
Thứ sáu, sự bất cập từ chính bản thân tổ chức, công dân: Một bộ phận không nhỏ công dân, tổ chức có nhu cầu luôn bỏ qua quy chế một cửa, mà họ trực tiếp gặp cán bộ chuyên môn hoặc lãnh đạo mà mình quen biết để giải quyết. Bên cạnh đó họ cũng chưa thực sự chủ động tìm hiểu các thông tin, các yêu cầu cần thiết của TTHC, vì với mỗi lĩnh vực cần thực hiện các cơ quan đều niêm yết tại nơi tiếp nhận, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng khi làm thủ tục vẫn thiếu các giấy tờ cần thiết để cung cấp cho TTHC, vì vậy khi cán bộ, công chức yêu cầu thì họ cho rằng cơ quan nhà nước và trực tiếp cán bộ gây khó dễ cho bản thân họ.
Thứ bảy, cơ sở vật chất còn hạn chế và sự phối kết hợp chưa nhịp nhàng: Dù đã được trang bị các yếu tố về cơ sở vật chất, cũng như trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của bộ phận một cửa của huyện nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm
và hỗ trợ kịp thời. Việc trang bị các thông tin để công khai TTHC chưa kịp thời, thậm chí còn thiếu một số quy định của TTHC. Các trang thiết bị chưa được nâng cấp để phù hợp với giao diện cũng như tốc độ giải quyết công việc.
Như vậy, bên cạnh những gì huyện Hoài Nhơn đã đạt được trong công tác CCTTHC thì bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như việc triển khai CCMC còn thiếu đồng bộ, một số thủ tục còn bị cắt khúc theo cấp hành chính; chưa tạo thành quy trình thống nhất từ Trung ương xuống địa phương nên gây nhiều phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan và nội bộ cơ quan vẫn chưa nhịp nhàng, ăn khớp dẫn đến còn nhiều thiếu sót, ý thức trách nhiệm thực hiện công việc chưa thực sự hiệu quả và những hạn chế đó bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Quá trìnhCCTTHC tại UBND huyện Hoài Nhơn đã được triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên hiện nay trong công tác CCTTHC theoCCMCchưa toàn diện. Từ khi cơ chế mới được áp dụng thực hiện, người dân và doanh nghiệp được phục vụ ngày càng tốt hơn, được tạo điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả, đồng thời góp phần vào công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Việc thực hiện CCMC đã làm thay đổi bộ mặt của UBND huyện, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính, hiện đại hóa công nghệ thông tin, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được tiến trình giải quyết công việc của mình.
Tuy nhiên, công tác CCTTHC vẫn còn những hạn chế nhất định như: việc triển khai CCMC còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo đơn vị hành chính, chưa tạo thành quy trình giải quyết thống nhất; quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cơ quan hành chính còn nhiều thiếu sót, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Để tăng cường hiệu quả và giảm thiểu những hạn chế đó cần có những phương hướng và giải pháp thiết thực để tiếp tục
CCTTHC tại UBNDhuyện Hoài Nhơn. Những giải pháp đó sẽ được đề cập ở chương 3.
Chương 3: NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠIHUYỆN HOÀI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH