Tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

T HC đăng ký kết hôn có yếu tố Năm Năm Năm Năm Năm nước ngoài2011201220132014

3.1.3. Tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân

nhà nước với các tổ chức và công dân

Mục tiêu của CCTTHC là nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức trong xã hội theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch; để tiếp tục cải thiện môi trường

kinh doanh, cũng như giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, có thẻ nói rằng trên thực tế trong con mắt của người dân thì TTHC luôn phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiều khâu. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước

Trong quá trình thực hiện TTHC, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chưa thành công trong công tác này đó là những bất cập xuất phát từ chính niềm tin của tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết TTHC. Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân càng gắn bó bền chặc thì hiệu quả giải quyết công việc càng cao. Ngược lại, khi tổ chức và người dân thiếu lòng tin vào các CQHCNN, mối quan hệ này trở nên mờ nhạt, không khắn khít thì sẽ kìm hãm hiệu quả công việc, tạo sự ù lì, trì trệ cho cả người thi hành công vụ và cả nhân dân.

Mặc dù hiện nay nước ta đang tích cực thực hiện một nền hành chính công, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân, song tính chất quan hệ thân quen vẫn tồn tại ở các cơ quan công quyền, trở thành tâm lý chung của công dân, tổ chức. Một bộ phận không nhỏ công dân, tổ chức có nhu cầu luôn bỏ qua quy chế một cửa, mà họ trực tiếp gặp cán bộ chuyên môn hoặc lãnh đạo mà mình quen biết để giải quyết. Bên cạnh đó người dân cũng chưa thực sự chủ động tìm hiểu các thông tin, các yêu cầu cần thiết của thủ tục hành chính, vì với mỗi lĩnh vực cần thực hiện các cơ quan đều niêm yết tại nơi tiếp nhận, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng khi làm thủ tục vẫn thiếu các giấy tờ cần thiết để cung cấp cho TTHC, vì vậy khi cán bộ, công chức yêu cầu thì họ cho rằng cơ quan nhà nước và trực tiếp cán bộ gây khó dễ cho bản thân họ.

Để tạo sự bền chặc mối quan hệ giữa CQHCNNvà tổ chức, công dân trước hết phải xuất phát từ thái độ và tác phong làm việc của người dân đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận này thái độ làm việc, tiếp xúc nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; nghiêm cấm mọi hành vi gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu.

Bên cạnh đó cũng cần giúp cho tổ chức, cá nhân tiếp cận được nhiều thông tin, để thêm nhiều hiểu biết về CCHC, CCTTHC theo CCMC.

Việc tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân là vô cùng cần thiết, tạo được niềm tin cho nhân dân chính là sức mạnh cho việc thực hiện mọi công việc được trôi chảy, cũng tạo nên động lực cho người có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)