Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252) [38]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 30)

30

Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến chế độ độc quyền sở

hữu, quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Ngoài ra, tội phạm này xâm phạm đến an ninh chính trị, an toàn xã hội.

Khách quan của tội phạm: Một người nào đó sử dụng mọi biện pháp

để cố ý chiếm đoạt chất ma túy thì đều là hành vi trái pháp luật, vì đây là chất độc dược chỉ Nhà nước mới được quyền quản lý. Dấu hiệu khách quan của tội phạm này có nhiều nét tương đồng với dấu hiệu về khách quan của các tội xâm phạm quyền sở hữu.

Mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này phải là người đã

thực hiện hành vi phạm tội và người đó từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Còn người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đã thực hiện hành vi phạm tội này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tội phạm là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 252 Bộ luật này.

Chủ quan của tội phạm: Cũng giống như các tội phạm về ma tuý,

người phạm tội biết rõ hành vi chiếm đoạt chất ma túy là hành vi bị pháp luật hình sự cấm và nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này.

Một số vấn đề cần lưu ý: Bộ luật hình sự đã pháp điển hóa định lượng

chất ma tuý tối thiểu khi xem xét để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; còn nếu người nào cũng có hành vi như đã nêu trên nhưng dưới mức định lượng quy định thì chỉ bị xử phạt hành chính.

Trong trường hợp có sự nhầm lần khi cố ý chiếm đoạt chất ma túy, vì họ tin rằng chất họ đang chiếm đoạt là ma túy, nhưng thực tế sau khi giám định không phải là ma túy thì tùy từng trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về tội này (do người phạm tội nhầm đối tượng tác động).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 30)