Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) [38]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 39 - 42)

gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) [38]

Khách thể của tội phạm: Cũng giống như khách thể của các tội về ma

40

của Nhà nước về các chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần. Tội phạm này còn xâm phạm quyền tự do và sức khoẻ của con người, ngoài ra còn có thể xâm phạm đến tính mạng người khác và xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đến an ninh chính trị quốc gia, xâm phạm đến chế độ quản lý độc dược.

Khách quan của tội phạm: Hành vi phạm tội có thể là hành động cũng

có thể là không hành động trong việc quản lý và sử dụng các loại chất gây nghiện các loại thuốc hướng thần cũng như tiền chất, hoặc các loại chất ma túy khi họ được giao trách nhiệm trong việc mua, bán, vận chuyển, lưu giữ, phân phối, nghiên cứu, giám định, trao đổi, cấp phát, sản xuất, xuất - nhập khẩu... nhưng họ đã làm không đúng hoặc thiếu trách nhiệm trong các hoạt động đó.

Chủ thể của tội phạm: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đã

thực hiện hành vi phạm tội và người đó từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với tội danh này chủ thể của tội phạm có phần đặc biệt hơn đó là người phạm tội phải là người được giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc người có thẩm quyền trong việc nhập khẩu, xuất khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, cấp phát, phân phối, nghiên cứu, giám định...các loại thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác. Do đó chủ thể trong tội này chủ yếu là các công chức nhà nước

Chủ quan của tội phạm: Khi thực hiện hành vi tội phạm người phạm

tội nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trong việc quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhưng vẫn cố ý làm sai và biết được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện và thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội là không mong muốn hậu quả xảy ra, việc xảy ra hậu quả ngoài tầm kiểm soát của họ, nên trường hợp này lỗi là lỗi vô ý.

41

Kết luận chương 1

Từ những phân tích cụ thể đối với từng loại tội danh trong Chương XX của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi năm 2017, ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu được mô tả trong từng điều luật thì khi định tội danh còn phải xem xét đến các hành vi khách quan, chủ quan của tội phạm, cũng như nhân thân của người phạm tội để đưa ra kết luận cuối cùng. Đồng thời, trong quá trình giải quyết án về ma tuý, bên cạnh việc dựa trên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì một Điều tra viên, một Kiểm sát viên hay một Thẩm phán muốn định tội danh đúng cần phải có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp mới có thể có điều kiện phát huy được khả năng làm việc của mình trong quá trình giải quyết các vụ án về ma tuý để tránh oan sai, bỏ loạt tội phạm, người phạm tội.

42

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI CÁC TỘI VỀ MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 39 - 42)