đến các tội phạm về ma túy
Tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn phạm tội mới BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017) tuy đã khắc phục được một số hạn chế so với BLHS cũ và cũng có hướng nhân đạo, có lợi hơn cho người phạm tội, tuy nhiên văn bản hướng dẫn áp dụng luật chưa cập nhật kịp thời, nên gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tội phạm .
Một số giải pháp pháp lý nhằm nâng cao chất lượng trong việc giải quyết các tội phạm về ma túy:
Thứ nhất, Các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương sớm ban hành
văn bản hướng dẫn trong việc phân biệt chất gây nghiện, chất hướng thần (chất ma túy) với thuốc hướng thần (phục vụ trong y tế có chứa hàm lượng chất ma túy), thuốc gây nghiện. Trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng đều coi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là tội phạm ma túy và bị xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm; tuy nhiên, cũng có địa phương lại không xử lý về hình sự những người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép thuốc tân dược gây nghiện và hướng thần vì họ cho rằng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là thuốc để chữa bệnh, do nhu cầu chữa bệnh mà nhà sản xuất đã điều chế các loại thuốc khác nhau, trong đó có chứa một hàm lượng nhất định chất gây nghiện, chất hướng thần. Một người có thể bị xử lý theo quy chế quản lý dược hoặc xử lý hành chính nếu tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần với số lượng ít; còn cũng với hành vi đó nhưng đã bị xử lý hành chính rồi mà vẫn vi phạm thì sẽ bị xử lý về mặt hình sự. Cũng với hành vi đó nhưng với số lượng lớn tới mức phải xử phạt hình sự thì xử lý về những tội phạm, nhưng không
68
phải tội phạm về ma túy mà về một số tội khác như: tội kinh doanh trái phép, tội buôn lậu, tội trốn thuế...
Thứ hai, đối với “Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần” (Điều 259). Theo qui định trong cấu thành cơ bản của Điều này thì chỉ người nào có trách nhiệm (đây là chủ thể đặc biệt) trong việc quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó thì mới bị xử lý theo Điều 259 BLHS. Một thực tế vẫn diễn ra là lại xử lý quá nhẹ đối với những người có chức vụ, quyền hạn chỉ vì vụ lợi mà cố ý hay làm ngờ để hậu quả xảy ra không đảm bảo nguyên tắc công bằng trước pháp luật. Cần phải điều chỉnh lại khung hình phạt, mức hình phạt đối với tội phạm, vừa đảm bảo tính răn đe đối với người phạm tội, vừa tạo điều kiện cho họ khắc phục hậu quả gây ra và ngăn ngừa những ai đã, đang có ý định phạm tội. Theo xu hướng chung về chính sách hình sự hiện nay chúng ta cần giảm hình phạt tù và tăng áp dụng hình phạt tiền, tăng mức tiền phạt; đồng thời, xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có chức vụ quyền hạn, nhất là những làm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong bộ máy nhà nước phạm tội. Ngược lại, những đối tượng phạm tội là người cấp dưới, người phụ thuộc phải thi hành mệnh lệnh, yêu cầu của người có chức vụ quyền hạn thì cần phải có chính sách nhân đạo hơn, cao hơn nữa còn có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ, chỉ cần xử lý bằng hình thức khác cũng đủ để răn đe, giáo dục. Cần phải được luật hóa các đối tượng khác (không có trách nhiệm) mà vi phạm trong việc quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (là thuốc chữa bệnh, không phải là ma túy nhưng chứa hàm lượng mocphin cao có tác dụng gây nghiện như ma túy).
Trong khi đó, phương thức hoạt động của tội phạm về ma túy ngày càng tinh vi. Nhiều loại chất gây nghiện mới xuất hiện, nhưng văn bản quy phạm pháp luật chưa cập nhật kịp thời để đưa các chất này vào danh mục chất ma túy cấm lưu hành... làm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói chung gặp nhiều khó khăn.
69
Từ đó, đề xuất Quốc hội sớm có ý kiến, góp ý để sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắt phát sinh trong thực tiễn; thống nhất với các quy định liên quan.