Các giải pháp nâng cao chất lượng việc định tội danh đối với các tội về ma tuý trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 75)

các tội về ma tuý trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp.

Trên cơ sở những sửa đổi, bổ sung của BLHS và kế thừa các văn bản hướng dẫn hiện nay tuy Thông tư số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP, ngày 14 tháng 11 năm 2015 đã bổ sung một số danh mục của Thông tư số 17/2007/TTLNBCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp nhưng vẫn phù hợp với Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) để có sự thống nhất trong nhận thức cũng như vận dụng trong thực tiễn đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương sớm ban hành Thông tư hướng dẫn mới.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật phòng chống ma túy theo Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” (gọi tắt là Chỉ thị 36) đã đưa ra yêu cầu “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho công tác phòng, chống ma túy. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống ma túy, có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy...” [60].

Đi đôi với việc hoàn thiện về mặt lập pháp, thì cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn liên ngành cho các lực lượng làm công tác giải quyết các loại án về ma túy, từ đó có sự nhận thức thống nhất, đồng thời qua đó có thể trao đổi kinh nghiệm cho nhau về giải quyết án ma tuý.

Hàng năm, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có báo cáo tổng kết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết án ma túy rồi tổng hợp lại thành báo cáo chung liên ngành, từ đó có thể rút kinh nghiệm chung nhằm đưa

70

ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án về ma tuý quy định trong Chương XX của BLHS.

3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Trung ương về cải cách tư pháp, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán bảo đảm cho lực lượng này có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, năng lực công tác và đạo đức nghề nghiệp.

Đối với Điều tra viên: ngoài trình độ chuyên môn đã được đào tạo thì

cần phải có bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng không giao động trước khó khăn thử thách, không bị cám dỗ về vật chất thì khi lựa chọn những người này vào lực lượng phòng chống ma túy cũng cần phải lựa chọn người có tâm huyết, đủ đức, tài. Trong thời gian công tác, thì cần chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại các kỹ năng nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu nhưng phải bám sát tình hình tội phạm thực tế, cập nhật kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, dũng cảm đấu tranh vì công lý. Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, cần đào tạo những Điều tra viên có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về các lĩnh vực tư pháp hình sự quốc tế nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam.

Đối với Kiểm sát viên: ngoài trình độ chuyên môn đã được đào tạo thì

cần phải có bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng không giao động trước khó khăn thử thách, không bị cám dỗ về vật chất thì khi bổ nhiệm những người này thì yêu cầu phải có kiến thức chuyên sâu về luật hình sự và kiến thức thực tiễn về ma túy cũng như tình hình ma túy hiện nay để có thể định tội danh chính xác và kiểm sát án ma túy được chặt chẽ, có hiệu quả,

71

không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Hiện nay, trong ngành kiểm sát đã đã có Đại học kiểm sát, tại đây đã mở các lớp nguồn nhân lực dành cho các cán bộ mới vào ngành. Đây là bước đạo tào mới nhằm phục vụ cho hội nhập quốc tế, nhưng cũng cần phải đào tạo các Kiểm sát viên có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để giải quyết những vụ án ma túy có yếu tố nước ngoài.

Đối với Thẩm phán: Thẩm phán là người “cầm cân nảy mực”, phán

quyết của họ quyết định đến sinh mệnh chính trị, cuộc sống của bị cáo. Vì thế, họ phải là những người am hiểu nhất về luật pháp và đưa ra những phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thì họ cũng cần phải có bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng không giao động trước khó khăn thử thách, không bị cám dỗ về vật chất. Vì thế, ngoài kiến thức đã được đào tạo tại các trường Đại học, thì hệ thống Tòa án rất chú trọng đào tạo các lớp nguồn mang tính chuyên sâu về công tác xét xử, trong đó có xét xử các vụ án hình sự đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cho việc định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án được chính xác. Bên cạnh đó, cũng phải thường xuyên bồi dưỡng cho Hội thẩm bằng nhiều hình thức khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ theo chuyên đề chuyên sâu nhằm bảo đảm trong hoạt động xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Ngoài yêu cầu về kiến thức về pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự thì Thẩm phán và Hội thẩm cũng cần phải có cả kiến thức pháp luật quốc tế để giải quyết những vụ án ma túy có yếu tố nước ngoài.

Có thể nói, việc ngoài nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán, Hội thẩm nói chung thì mỗi cá nhân họ cũng phải thường xuyên phấn đấu, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cách mạng, giữ vững quan điểm lập trường tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công tác cần không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho họ.

Với tính đặc thù là phải thường xuyên đối mặt với những tiêu cực trong xã hội, phải tiếp xúc với đủ loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy rất nguy

72

hiểm dễ làm cho cán bộ, chiến sỹ sa ngã trước những cám dỗ về vật chất hoặc chùn bước trước tội phạm, chính vì thế nên các cán bộ, chiến sỹ trong các ngành Công an, Kiểm sát và Tòa án phải là người có lập trường chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng và có phẩm chất đạo đức tốt.

Trong thời gian qua, vẫn còn một số cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã thoái hóa, biến chất, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường dẫn đến vi phạm. Trong khi đó họ chính lại là những người được giao nhiệm vụ chống tội phạm ma túy trên địa bàn, nhưng đã không làm tròn chức trách của mình mà còn quan hệ với các đối tượng mua bán ma túy. Chính những hành vi của họ, đã làm xấu đi hình ảnh của người cán bộ, chiến sỹ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung, đối với hoạt động đấu tranh chống tội phạm ma túy nói riêng, đồng thới đấy chính là nguyên nhân làm cho bọn tội phạm ngày càng tăng và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng để lọt tội phạm. Vì thế, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật trong điều tra, truy tố và xét xử các vụ án ma túy thì công tác giáo dục, phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng giúp Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán có thái độ đúng đắn trong quá trình định tội danh cũng như trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến các vụ án ma túy.

3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trong các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Việc đổi mới kiện toàn lại này nhằm hoàn thiện hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng có chất lượng. Theo Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị đã khẳng định:

VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống của Tòa án. Nghiên cứu

việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.

73

Xác định rõ nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong mối quan hệ với Cơ quan điều tra khác; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoat động điều tra theo tố tụng.

Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát

triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm” [17].

Đối với Cơ quan điều tra: để khắc phục những yếu kém còn tồn tại về

tổ chức bộ máy, thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương trên của Đảng, Cơ quan điều tra cần thực hiện những công việc sau:

Thứ nhất, thực hiện việc thu gọn đầu mối Cơ quan điều tra theo đúng

tinh thần Nghị quyết 08-NQ ngày 2/1/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ quan an ninh điều tra được sát nhập là một, trong đó có các Cục nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động điều tra, tạo sức mạnh phối hợp giữa hai lực lượng Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra trong đấu tranh chống tội phạm.

Thứ hai, tinh giản bộ máy văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, chỉ

làm chức năng tham mưu, tổng hợp, không tiến hành một số hoạt động điều tra như hiện nay.

Thứ ba, phân bổ các Điều tra viên vào các phòng trinh sát để thực hiện

việc gắn bó hoạt động đấu tranh với hoạt động trinh sát, nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống tội phạm.

Đối với VKSND: Viện kiểm sát cần sớm kiện toàn và ổn định tổ chức

các đơn vị làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, trong đó có Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án ma túy. Hiện

74

nay, vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy đã có sự phân chia thành các phòng (phòng tham mưu, tổng hợp; phòng án miền bắc; phòng án miền trung; phòng án miền nam). Tuy có sự phân chia các phòng rõ ràng, thuận tiện cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ nhưng hiện nay biên chế cán bộ còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do lượng án ngày một gia tăng như hiện nay. Bên cạnh đó, cần sớm kiện toàn các Phòng nghiệp vụ làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra ở Viện kiểm sát các địa phương.

Đối với Tòa án: để đáp ứng yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp,

cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Toà án nhân dân. Nghiên cứu sửa đổi luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử của Toà án, tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án địa phương, tiến tới thực hiện tổ chức Toà án theo hai cấp xét xử; nghiên cứu thành lập Toà án khu vực, áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử. Theo hướng nêu trên, cần tiếp tục nghiên cứu tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Mô hình tổ chức hệ thống Toà án nhân dân có thể bao gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (tuỳ thuộc vào yêu cầu xét xử ở từng đơn vị); Toà án phúc thẩm tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và sơ thẩm một số vụ án có tính chất nghiêm trọng; Toà án thượng thẩm tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có chức năng tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm. Đối với các Toà án chuyên trách như Toà hành chính, Toà lao động, Toà dân sự, Toà hình sự, Toà vị thành niên… phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng khu vực, từng cấp Toà án [16].

3.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án; có chế độ ưu đãi đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy địa bàn huyện.

75

Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị nhận định: “Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cấp huyện, nhiều trụ sở còn chật chội, phương tiện đi làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu..” [15]. Như vậy, trước yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với cán bộ các cơ quan tư pháp, đặc biệt là những người làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy theo hướng như sau:

Một là, đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc

cho các đơn vị trong ngành Công an, Kiểm sát và Tòa án, 100% các đơn vị trong ngành tư pháp có trụ sở và trang thiết bị làm việc khang trang, đầy đủ; có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của mình.

Hai là, ưu tiên đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin

phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về ma túy, đặc biệt ưu tiên cho lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy các phương tiện thông tin hiện đại, máy định vị các cuộc điện thoại di động của các đối tượng mua bán ma túy, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng phát hiện được vị trí đang hoạt động của đối tượng để có kế hoạch và biện pháp vây bắt kịp thời, đảm bảo cho công tác định tội danh được hiệu quả.

Ba là, công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy hết sức khó khăn, vất

vả, quyết liệt và dễ bị đối tượng mua chuộc, trong khi đó Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán không có khoản thu nhập nào khác ngoài lương. Vì thế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 75)