Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257) [38]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 38)

(Điều 257) [38]

Khách thể của tội phạm: Cũng giống như khách thể của các tội về ma

túy, khách thể tội phạm này cũng xâm phạm đến là chế độ quản lý độc quyền của Nhà nước về các chất ma tuý. Tội phạm này còn xâm phạm quyền tự do và sức khoẻ của con người, ngoài ra còn có thể xâm phạm đến tính mạng người khác và xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đến an ninh chính trị quốc gia.

Khách quan của tội phạm: điều luật đã mô tả về hành vi khách quan

của tội phạm này chính là hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Hành vi cưỡng bức đó có thể là uy hiếp tinh thần, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác khác để bắt họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

38

Chủ thể của tội phạm này: phải là người có năng lực trách nhiệm hình

sự, đã thực hiện hành vi phạm tội và người đó từ đủ 16 tuổi trở lên. Còn người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đã thực hiện hành vi phạm tội này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tội phạm là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 257 Bộ luật này.

Chủ quan của tội phạm: Khi thực hiện hành vi tội phạm người phạm

tội nhận thức rõ việc mình cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện và thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp

Một số điểm lưu ý: Một người có thể bị truy cứu về cả hai tội cưỡng

bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và tội lây truyền HIV cho người khác hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác nếu như họ biết người khác đã nhiễm HIV hoặc ngay chính bản thân họ mà cố ý lây truyền HIV cho người bị cưỡng bức sử dụng chất ma túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 38)