Nhận diện về ma tuý và tội phạm về ma túy trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 45)

Bộ luật hình sự năm 2015 đã dành một chương quy định các tội phạm về ma tuý. Theo Bộ luật hình sự năm 2015 thì ma tuý bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; hêrôin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý khác ở thể rắn; Theo Luật phòng chống ma tuý năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT ngày 24/12/2007 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Công an được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 08/2015/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, ngày 14 tháng 11 năm 2015 và theo danh mục các chất ma túy do Chính phủ quy định thì:

- “Chất gây nghiện” là một chất hóa học hay một loại chất có trong tự

nhiên hoặc qua điều chế, chiết suất dẫn đến làm thay đổi chức năng não và dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức, tâm trạng, ý thức, nhận thức hoặc hành vi, nếu người sử dụng chất đó thường xuyên dễ gây tình trạng nghiện đối với chất đó

[2].

- “Chất hướng thần” là chất có chứa dược chất kích thích hoặc ức

chế thần kinh gây nên tình trạng ảo giác. Nếu người sử dụng chất đó thường xuyên dễ gây tình trạng nghiện đối với chất đó [2].

Đối với trường hợp có căn cứ xác định đối tượng đã trộn ma túy với chất rắn khác hoặc được hoà thành dung dịch ) hoặc chất ma tuý ở thể lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng, để mua bán và qua giám định xác định chất thu giữ là chất ma túy nhưng hàm lượng ma túy thấp thì cần căn cứ và kết luận giám định về hàm lượng để xác định khối lượng chất ma túy làm cơ sở để xử lý hình sự.

43

Còn trường hợp thu giữ được thuốc phiện sau khi đốt lên để sử dụng (hay còn gọi là xái thuốc phiện) thì phải giám định hàm lượng để xác định khối lượng chất ma túy làm cơ sở để xử lý hình sự.

- “Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý” là các loại

hoá chất phải có khi điều chế, sản xuất chất ma tuý được quy định cụ thể trong Nghị định số 60/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ [2]

- “Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái

phép chất ma tuý” là những vật được sản xuất ra để dùng vào việc sản xuất

hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc vào mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. Do đó, để xác định có sử dụng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý thì phải xem xét đến hành vi và mục đích của người phạm tội [2].

Có thể nói, ma tuý bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần, là những chất được xác định có tên gọi riêng trong khoa học. Theo Nghị định số 60/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy, quy định hiện có 543 loại ma tuý và 57 tiền chất dùng để sản xuất ma tuý [61], chia làm 04 nhóm sau:

- Nhóm các chất ma tuý an thần: Thuốc phiện, Morphine, Heroine, các chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các chất khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan…)

- Nhóm các chất ma tuý gây kích thích: Người sử dụng cảm thấy hưng phấn, tự tin, thích tranh luận nhưng sau đó là sự mệt mỏi về thể xác và bạc nhược về tinh thần; gồm: Methamphetamin, ecstacy, amphetamin.

- Nhóm các chất ma tuý gây ảo giác: Là nhóm các chất ma túy làm cho người sử dụng cảm nhận một cách sai lệch, méo mó các thông điệp về hình

44

ảnh, màu sắc, âm thành… khi đến não; gồm: Cần sa và các sản phẩm của

(thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa lysergide)

- Các chất ma tuý có thuộc tính gây nghiện: Các loại thuốc tân dược có thành phần là chất gây nghiện: thuốc giảm đau, thuốc an thần, một số loại thuốc ho,thuốc cảm cúm,….

Mỗi nước có những quy định riêng về tội phạm ma tuý, ở nước ta theo BLHS năm 2015 thì có 13 tội danh (từ Điều 247 đến Điều 259), cụ thể các tội danh: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 247); Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 248); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 253); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 254); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 255); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256); Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 257); Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 258); Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) [38].

Như vậy, theo các quy định trong BLHS năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tội phạm về ma tuý được hiểu là “những hành vi xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về tất cả các khâu của quá trình quản lý, sử dụng các chất gây nghiện, chất hướng thần và tiền chất trong việc trồng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và các hành vi khác”.

Một người phạm tội về ma tuý chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt khi người đó đã thực hiện hành vi vi phạm và phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Chương XX của Bộ luật hình sự và hành vi đó phải có lỗi.

45

Định tội danh là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hóa các quy định của BLHS vào từng trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra trên cơ sở xác định đầy đủ, khách quan, chính xác các tình cụ thể của hành vi tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác được giao một số thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm xác định một người có phạm tội hay không, nếu có phạm tội thì phạm tội gì, được quy định tại điều nào của BLHS. Do vậy, khi định tội danh phải bám sát vào các quy định của pháp luật hình sự làm căn cứ quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội phạm về ma tuý từ thực tiễn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 45)