Quy định về thay đổi nội dung đăng ký, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐĂNG ký hộ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 37 - 40)

hoạt động hộ kinh doanh

2.1.4.1. Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh nói riêng và các loại hình kinh doanh nói chung đều có thể thay đổi nội dung kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP tại Điều 90 ghi nhận quyền được thay đổi nội dung kinh doanh của hộ kinh doanh; theo đó khi thay đổi nội dung kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký (Khoản 1).

Riêng đối với việc thay đổi địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cần lưu ý địa điểm kinh doanh mới có nằm trong phạm vi quận, huyện được chủ hộ đăng ký hay không. Nếu hộ kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh mới vẫn nằm trong phạm vi huyện đã đăng ký kinh doanh thì chỉ cần thông báo. Nếu hộ kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác, phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận và tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh mới. Đây là trường hợp cơ quan nhà nước tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Về nguyên tắc, khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh phải thực hiện việc kinh doanh thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào hộ kinh doanh cũng có thể duy trì liên tục việc kinh doanh của mình do các yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động. Xuất phát từ điều này, pháp luật hiện hành cũng quy định về vấn đề tạm dừng và chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Trong trường hợp hộ kinh doanh (vì một lý do nào đó) không tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời gian, hộ kinh doanh có nghĩa vụ thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, hộ kinh doanh ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên mới phải thông báo (Khoản 2 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

2.1.4.3. Chấm dứt hoạt động kinh doanh

Việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh có thể xuất phát từ ý chí của chủ hộ hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, hộ kinh doanh chấm dứt theo ý chí của chủ hộ

Đối với trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, hộ kinh doanh sẽ chấm dứt hoạt động khi chủ hộ quyết định không tiếp tục thực hiện việc kinh doanh của hộ kinh doanh.

Đối với trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi một hộ gia đình, việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh sẽ được định đoạt theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường

hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này”. Tuy nhiên, với quy định nêu trên sẽ thật khó thực hiện trên thực tế bởi xác định thế nào là “tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu” của hộ gia đình. Hiện nay, pháp luật chưa có ghi nhận cụ thể loại tài sản nào của hộ gia đình có giá trị lớn. Như vậy, tài sản của hộ gia đình do hộ gia đình làm chủ có được coi là “tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu” đối với hộ gia đình không? Một điểm bất cập tiếp theo mà quy định nêu trên của Bộ luật dân sự chưa thể hiện rõ là hình thức thể hiện sự đồng ý của các thành viên. Việc thể hiện sự đồng ý chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ sẽ được các thành viên trong hộ thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói.

Thứ hai, hộ kinh doanh chấm dứt theo quy định của pháp luật

Hiện nay, pháp luật đưa ra một số trường hợp mà nếu rơi vào một trong những trường hợp đó, hộ kinh doanh sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc hộ kinh doanh sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh. Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã liệt kê các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cụ thể:

- Hộ kinh doanh không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá sáu tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;

- Hộ kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác; - Hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập.

Bên cạnh những quy định về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh làm chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không cho phép hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quá một năm. Với quy định này, có thể hiểu hộ kinh doanh khi tạm ngừng kinh doanh quá một năm sẽ đương nhiên bị coi là chấm dứt hoạt động. Khi hộ kinh doanh này muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh sẽ phải thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ đầu.

Hiện nay, pháp luật quy định ba loại chủ thể được đăng ký thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, hộ gia đình nên đối với trường hợp hộ kinh doanh do cá nhân thành lập, có thể chấm dứt hoạt động kinh doanh khi cá nhân đó chết.

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện (theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐĂNG ký hộ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)