Yêu cầu hoàn thiện pháp luật đăng ký hộ kinh doanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐĂNG ký hộ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 54 - 56)

Mặc dù hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, số vốn không lớn nhưng tạo ra được nhiều cơ hội việc làm, giúp tận dụng nguồn lực lao động ở nước ta, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Hộ kinh doanh cũng đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực của hộ kinh doanh, Nhà nước cần có nhiều chính sách tốt, thúc đẩy sự phát triển của hộ kinh doanh. Một trong những việc làm quan trọng là cần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hộ kinh doanh. Việc hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, trong thời gian tới, cần có sự nghiên cứu của các cơ quan

xây dựng pháp luật để cho ra đời văn bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của hộ kinh doanh, có thể xây dựng dưới dạng một nghị định của Chính phủ. Thực tế hiện nay các quy định liên quan tới hộ kinh doanh đang tồn tại ở nhiều văn bản luật khác nhau như trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thông tư số 20/2015/TT- BKHĐT, Bộ luật dân sự 2015… Điều này gây khó khăn cho người dân muốn tìm hiểu các quy định về hộ kinh doanh để tiến hành đăng ký. Một đặc thù ở nước ta là người dân hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh chủ yếu có trình độ thấp, ít tiếp cận, không biết hoặc không dành sự quan tâm lớn để tìm hiểu các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh nói riêng và hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ nói chung. Việc xây dựng một văn bản

luật quy định duy nhất về hộ kinh doanh sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn với pháp luật về hộ kinh doanh.

Thứ hai, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp

luật cùng điều chỉnh vấn đề về hộ kinh doanh. Chế định hộ gia đình trong Bộ luật dân sự 2015 đã không thừa nhận tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự của hộ gia đình. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 vẫn quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự mà hộ gia đình tham gia. Chính vì vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh cũng cần phải dựa trên các quy định mới tại Bộ luật dân sự 2015 đã được sửa đổi để các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh có tính thống nhất.

Thứ ba, hệ thống quy định của pháp luật về hộ kinh doanh hướng tới

mục tiêu tạo lập một môi trường hoạt động lành mạnh, bảo đảm sự bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân, bảo hộ mọi quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh. Đồng thời, pháp luật phải bảo vệ các lợi ích công cộng và trật tự pháp luật, trật tự kinh tế.

Thứ tư, các quy định pháp luật về hộ kinh doanh đảm bảo có tính khả

thi cao, tính dự báo tốt, đảm bảo sự bao quát, dự liệu hầu hết các trường hợp có thể xảy ra; các quy định phải cụ thể, dễ áp dụng và phù hợp với thực tế cũng như đặc thù của hoạt động hộ kinh doanh ở nước ta.

Thứ năm, bảo đảm quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt

động của hộ kinh doanh có hiệu quả và việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền không gây trở ngại cho các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh trên thị trường.

Thứ sáu, làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền quan điểm, đường lối,

và biểu dương kịp thời những thương nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo đảm lợi ích người lao động.

Thứ bảy, thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với hộ kinh

doanh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; bảo đảm hộ kinh doanh tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của Nhà nước, cho đầu tư theo các mục tiêu Nhà nước khuyến khích. Nhà nước hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng chung (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…) tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển. Hộ kinh doanh được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn ngân hàng. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay đi liền với tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐĂNG ký hộ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)