Thực trạng đăng ký hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐĂNG ký hộ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 46 - 50)

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố đã được các Sở, ngành và UBND quận, huyện triển khai thực hiện đồng bộ theo Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh được UBND thành phố ban hành theo Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND ngày 11/9/2009. Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh đặc biệt là công tác “hậu kiểm” sau chứng nhận đăng ký kinh doanh, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Cục Thuế Hà Nội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã thường xuyên, định kỳ lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra, tăng cường công tác xử lý vi phạm trong hoạt động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

UBND thành phố chỉ đạo Cục thuế Hà Nội định kỳ 6 tháng tổng hợp báo cáo các doanh nghiệp không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động 1 năm liên tục hoặc đã giải thể mà vẫn kinh doanh, hoạt động không đúng nội dung đăng ký kinh doanh hoặc không đúng địa chỉ trụ sở đã đăng ký.

UBND Quận Hoàng Mai đã thành lập 7 tổ công tác, kiểm tra địa bàn 14 phường việc thực hiện tạm dừng hoạt động tất cả các hàng quán, cơ sở kinh doanh nhóm ngành hàng không thiết yếu trên địa bàn đến ngày 5/4 theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Hộ kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế của địa phương.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 200.000 hộ gia đình kinh doanh. Thực tế, đã có không ít hộ gia đình chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp và gặt hái thành công; nhưng cũng còn nhiều hộ chưa sẵn sàng, thậm chí e ngại chuyển thành doanh nghiệp. Tập trung hỗ trợ, thuyết phục để phá bỏ tâm lý e ngại của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Số hộ kinh doanh trên địa bản quận Hoàng Mai tăng trưởng nhanh vào giai đoạn 2017 – 2019. Tình hình kinh tế xã hội thuận lợi kích thích người

tham gia kinh doanh nhiều hơn, tạo sự phát triển cho hộ kinh doanh trên địa bàn quận.

Trong tháng 5/2020 trên địa bàn quận Hoàng Mai có 182 hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận. Chủ yếu các ngành nghề như: bán trà đá, dịch vụ lưu trú ngắn hạn: cho thuê phòng trọ; kinh doanh chăn, ga, gối, đệm; bán các loại máy xay thực phẩm, dụng cụ gia dụng; Bán buôn, bán lẻ đồ dùng cho mẹ và bé; Mua bán đồ kim khí các loại; Mua bán sơn, phụ gia các loại; Mua bán máy móc, linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện gia dụng, công nghiệp; Mua bán máy móc, linh kiện, phụ kiện, thiết bị cắt gọt mài mòn; Mua bán đồ nội, ngoại thất, đồ trang trí nội, ngoại thất; Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh; Bán hàng online quần áo thời trang; Bán lẻ quần áo nam nữ thời trang, phụ kiện thời trang. Cụ thể công tác quản lý được triển khai như sau:

- UBND Quận: yêu cầu phòng Tài chính Kế hoạch thực hiện tiếp nhận thông tin, hồ sơ đề nghị chuyển đổi thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hỗ trợ; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh, theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận; tăng cường áp dụng các tính năng của phần mềm đăng ký kinh doanh cấp quận, tăng cường liên thông với Chi cục Thuế trong đăng ký và quản lý hoạt động của hộ kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại UBND Quận, tạo thuận lợi cho các hộ kinh doanh chuyển đổi sang đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Chi cục Thuế: tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, rà soát yêu cầu hộ kinh doanh chưa thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động phải thực hiện đăng ký theo quy định pháp luật. Trường hợp hộ kinh

doanh không đăng ký hoạt động, yêu cầu hộ kinh doanh phải chấm dứt hoạt động kinh doanh.

- UBND 14 phường thuộc Quận, Đội quản lý thị trường số 15: rà soát các hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên phải chuyển đổi đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; trường hợp không thực hiện xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; thực hiện tuyên truyền đến các hộ kinh doanh Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị 15/CT- TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 05/10/2018 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Công văn số 625/UBND-KT ngày 18/02/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Mặc dù trên địa bàn quận Hoàng Mai đã có nhiều chuyển biến thuận tiện cho hộ kinh doanh trong việc đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn, tuy nhiên thực tế vẫn rất nhiều hộ kinh doanh gặp phải những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện việc đăn ký hộ kinh doanh trên địa bàn. Đó là thực trạng của các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa quận Hoàng Mai. Đối với dịch vụ kinh doanh ăn uống thì để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên việc tự đi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh quận Hoàng Mai còn nhiều khó khăn vướng mắc về quy định pháp lý liên quan. Do đó các hộ thường không tự mình làm được do đó phải nhờ đến các văn phòng Luật để sử dụng dịch vụ khiến chi phí tăng lên, do đó dẫn tới tình trạng nhiều hộ cứ hoạt động mà không thực hiện việc đăng ký hộ

kinh doanh gây khó khăn trong việc quản lý hoạt động của các hộ kinh doanh này trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Một vụ việc nữa có thể kể đến là thủ tục kê khai thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn phường Tân Mai, quận Hoàng Mai cũng là một thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn phường. Đặc biệt là các hộ kinh doanh trong lĩnh vực cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán lẻ thực phẩm sạch, dịch vụ spa, du lịch…biết được lợi ích của việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhưng họ không biết bắt đầu tư đầu, và gặp phải những vướng mắc về điều kiện thành lập, cách đặt tên hộ kinh doanh, hồ sơ đăng ký, kê khai thuế, quy trình thủ tục đăng ký…Đặc biệt là thủ tục kê khai thuế do là loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, nguồn thu nhập không ổn định và việc tính doanh thu thường không tách bạch do không có sự tách rời giữa chi phí đầu vào và chi phí đầu ra nên việc kê khai thuế của họ gặp nhiều khó khăn dẫn tới việc họ không tự mình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được và dễ dàng bị xử phạt khi có hoạt động thanh tra kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐĂNG ký hộ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)