luật về đăng ký hộ kinh doanh tại Việt Nam
Qua nghiên cứu pháp luật về hộ kinh doanh, tác giả nhận thấy các quy định về hộ kinh doanh chưa thực sự hoàn thiện, còn tồn tại nhiều quy định mang tính chất chung chung; cần có hướng dẫn cụ thể hơn của cơ quan xây dựng pháp luật trong việc áp dụng các quy định vào thực tế đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cần được sửa đổi, bổ sung vào các văn bản luật hiện hành quy định về hộ kinh doanh.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể đối với chủ thể
là hộ gia đình được quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Như đã phân tích ở trên, hộ kinh doanh hiện nay có hai nhóm chủ thể được phép đăng ký thành lập là cá nhân, và hộ gia đình. Đối với chủ thể là cá nhân thì rất dễ xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó đối với hộ kinh doanh. Tuy nhiên, đối với hộ gia đình lại đặt ra nhiều vấn đề còn khá mơ hồ
cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của pháp luật để có thể xác định rõ các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh. Cụ thể:
Một là, pháp luật cần có quy định cụ thể về thành viên trong hộ gia
đình được xác định là chủ thể tham gia thành lập hộ kinh doanh: có thể nhận thấy rằng, thành viên trong hộ gia đình luôn có sự biến động, ít có tính ổn định. Vì vậy, việc xác định các thành viên thuộc hộ gia đình là chủ của hộ kinh doanh khá khó khăn. Thông thường, dấu hiệu để nhật biết thành viên trong hộ gia đình, ta thường xem xét hai điều kiện: (1) điều kiện quan hệ, được thể hiện thông qua việc hoặc có quan hệ hôn nhân, có quan hệ huyết thống, hoặc có quan hệ nuôi dưỡng; (2) điều kiện chung sống, có nghĩa là cùng trú ngụ ở một nơi hoặc cùng kiếm sống dựa vào cùng một sản nghiệp. Trong thực tiễn thi hành pháp luật ở các cơ quan hành pháp, người có thẩm quyền thường xác định tập hợp thành viên hộ gia đình thông qua sổ hộ khẩu. Việc này không hợp lý vì sự tồn tại của sổ hộ khẩu không có cơ sở để đứng vững trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, sổ hộ khẩu không nói lên vấn đề rằng các thành viên có cùng trú ngụ hay cùng kiếm sống hay không. Với những vướng mắc nêu trên, có lẽ cần đưa vào nội dung đăng ký hộ kinh doanh việc xác định các thành viên của hộ gia đình khi đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Bởi việc xác định cụ thể thành viên của hộ gia đình tham gia hộ kinh doanh sẽ giúp cho việc xác định được chính xác chủ thể có trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp nhằm bảo đảm lợi ích của các đối tác, chủ nợ của hộ kinh doanh và đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước được giao thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hoạt động của hộ kinh doanh. Đối với vấn đề này, tác giả thấy rằng cần bổ sung quy định của pháp luật theo hướng cần yêu cầu hộ gia đình khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh nộp kèm hồ sơ đăng ký một văn bản thể hiện đầy đủ tên và số lượng thành viên của hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh. Đồng thời, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trước khi cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cho hộ gia đình nêu trên cần lấy hai điều kiện đã nêu ở trên để xem xét việc có cấp phép hay không cấp phép cho hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.
Hai là, cần quy định số lượng thành viên trong “hộ gia đình” được
phép thành lập hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP hiện nay chỉ đưa ra thuật ngữ chung chung là “hộ gia đình” được phép thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 2, các nhà làm luật nên xem xét để bổ sung quy định giới hạn về số lượng cá nhân trong hộ gia đình được phép lập hộ kinh doanh để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Việc quy định số lượng nhóm người là chủ thể thành lập hộ kinh doanh cũng cần căn cứ vào số lượng người cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự quản lý và tính thống nhất trong quy định của pháp luật hiện hành, có thể quy định số lượng tối đa là 10 người tham gia vào nhóm để thành lập hộ kinh doanh.
Thứ hai, bổ sung quy định cụ thể về người đại diện của hộ kinh doanh
Người đại diện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, hiện nay pháp luật về hộ kinh doanh chưa có quy định nào chỉ rõ việc xác định người đại diện của hộ kinh doanh. Điều này gây khó khăn và mang lại những bất lợi cho các đối tác trong quan hệ kinh doanh với hộ kinh doanh.
Để hạn chế được những bất cập trong việc xác định người đại diện của hộ kinh doanh, tác giả cho rằng pháp luật nên bổ sung quy định theo hướng: khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hộ gia đình cần nộp thêm một văn bản thể hiện sự thỏa thuận thống nhất của các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình về việc cử người đại điện cho hộ kinh doanh. Văn bản này sẽ là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được người đại diện của hộ, giúp công tác quản lý được diễn ra dễ dàng hơn. Mặt khác, các nhà làm luật cũng nên xem xét việc thay
đổi mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh để bổ sung thêm mục người đại diện trong mẫu khi cấp giấy đăng ký kinh doanh cho hộ. Việc bổ sung tiêu chí này sẽ giúp cho các đối tác của hộ kinh doanh dễ dàng xác định được đúng người đại diện của hộ, tránh những bất lợi hay những tranh chấp có thể xảy ra trong quan hệ kinh doanh.
Thứ ba, chế độ trách nhiệm của các thành viên trong hộ kinh doanh đối
với trường hợp hộ do hộ gia đình làm chủ hiện nay chưa được pháp luật quy định. Vì vậy, nhằm đảm bảo tính điều chỉnh bao quát của luật, đề nghị bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong hộ kinh doanh. Hiện nay, pháp luật quy định chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, do đặc thù của hộ kinh doanh được thành lập bởi hộ gia đình thì cần phải có sự phân chia tỷ lệ phần trăm mức độ chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ của từng thành viên làm chủ của hộ kinh doanh. Nên chăng các nhà làm luật nên quy định luôn vấn đề này khi hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước. Có thể quy định theo hướng, trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, đối với hộ gia đình cần có văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các thành viên về nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của hộ sẽ phát sinh sau này. Việc quy định thêm văn bản này không những không gây phiền hà mà còn làm tăng sự minh bạch trong hoạt động của hộ kinh doanh với đối tác, tạo niềm tin trong các quan hệ kinh doanh sẽ diễn ra sau khi hộ kinh doanh đi vào hoạt động.
Thứ tư, hiện nay, theo quy định thì hộ kinh doanh chỉ có quy mô nhỏ.
Tuy vậy, thực tế có nhiều ngành nghề kinh doanh cần phải sử dụng số lượng lao động khá lớn mà quy mô và tính chất của việc kinh doanh đó không nhất thiết phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, ví dụ như cửa hàng cơm phở bình dân, họ có thể sử dụng rất nhiều lao động để phục vụ bàn, lao động để nấu ăn, vệ sinh, trông xe, thu ngân…Vì vậy, các nhà làm luật nên xem xét việc sửa
đổi quy định về quy mô lao động đối với hộ kinh doanh. Có thể sửa đổi theo hướng bổ sung thêm về quy mô lao động được sử dụng trong hộ kinh doanh, số lượng lao động duy trì thường xuyên trong hộ kinh doanh (để có sự phân biệt nhất định giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp), nhưng nên có quy định ngoại lệ đối với một số ngành nghề có tính đặc trưng cần nhiều lao động nhưng chỉ hoạt động với quy mô không lớn và đáp ứng điều kiện chỉ kinh doanh duy nhất tại một địa điểm (ví dụ hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ cơm bình dân, dịch vụ trông giữ xe…). Đối với các hộ kinh doanh này thì không nên quy định về giới hạn tối đa lao động được sử dụng thường xuyên trong hộ.
Thứ năm, bổ sung quy định cụ thể hơn nữa về quyền và nghĩa vụ của
hộ kinh doanh. Việc bổ sung này là cần thiết bởi hiện nay pháp luật điều chỉnh về hộ kinh doanh chỉ có quy định chung về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh. Mặt khác, khi có một điều luật riêng biệt quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chủ thể tham gia loại hình này nắm bắt được rõ hơn những quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trước pháp luật; nó cũng tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền pháp luật về hộ kinh doanh đến gần hơn với người dân cả nước. Như đã phân tích ở chương 2, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh nhưng còn chung chung, chưa thực sự cụ thể. Trong khi đó Nghị định số Nghị định số 01/2021/NĐ-CP lại hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh cho không chỉ hộ kinh doanh nói riêng mà còn hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2015. Bởi vậy, như ở phần trước, tác giả đã đưa ra kiến nghị nên xây dựng một Nghị định riêng biệt để điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của hộ kinh doanh. Trong đó, có thể đưa ra điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Việc xây dựng điều khoản này cần được làm
theo hướng chỉ rõ các quyền (ví dụ như quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thuê mướn lao động…) và các nghĩa vụ (ví dụ như nghĩa vụ nộp thuế, tuân thủ đúng pháp luật…) của hộ kinh doanh.
Thứ sáu, bổ sung quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về hộ kinh doanh nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện tốt trong thực tế.
Để các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh phát huy hiệu quả, nhà làm luật nên đưa ra các quy định về chế tài xử lý đối với cả các chủ thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và cả các chủ thể là cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện đăng ký kinh doanh và quản lý hộ kinh doanh.
Đối với các chủ thể đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, cần đưa ra quy định xử lý khi họ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Ví dụ như nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh của hộ. Trong trường hợp chủ hộ không thực hiện nghĩa vụ thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng chế tài xử lý vi phạm hành chính như cảnh cáo; nếu chủ hộ còn tiếp tục tái phạm thì áp dụng chế tài xử lý cao hơn như tước giấy phép đăng ký hộ kinh doanh. Hoặc trong trường hợp hộ kinh doanh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thì cần có chế tài xử lý vi phạm hành chính trước, nếu tiếp tục tái phạm hoặc có biểu hiện trốn tránh nghĩa vụ cần có chế tài về xử lý hình sự để mang tính chất răn đe, tránh thất thu thuế cho nhà nước…
Đối với các cán bộ, cơ quan nhà nước được giao quyền thực hiện quản lý nhà nước đối với loại hình hộ kinh doanh, các nhà làm luật cũng cần đưa ra các chế tài cụ thể để đảm bảo cá nhân cán bộ đảm bảo đúng quy trình, thời gian không sách nhiễu, gây phiền hà cho hộ kinh doanh trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh cũng như trong suốt quá trình hoạt động.
Hiện nay số lượng các hộ kinh doanh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn quá ít, điều đó thể hiện tâm lý của người dân chưa thực sự tin tưởng vào việc kinh doanh dài hạn nhiều rủi ro, số lượng các hộ kinh doanh chủ yếu tập trung ở nông thôn. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, nhất là phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu cần được chú trọng, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản cần được đầu tư nhiều hơn nữa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh có thể tiếp cận các chính sách ưa đãi, đặc biệt làm giảm bớt phiền hà phân biệt đối xử trong lĩnh vực cấp phép ưu đãi đầu tư.
Để khuyến khích các hộ kinh doanh bỏ vốn đầu tư, một mặt Nhà nước cần phải xây dựng một khung pháp lý để cho họ yên tâm đầu tư, mặt khác cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, điện, cấp thoát nước, khuyến khích những ngành cần phát triển thông qua ưu đãi về giá thuê đất, miễn giảm thuế và được vay tín dụng ưu đãi.
Thứ bảy, để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh
nghiệp, ngoài các chính sách hỗ trợ và ưu đãi từ Nhà nước, hộ kinh doanh cần nâng cao năng lực nội tại. Khi việc sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh phát triển thì quy mô hiện tại sẽ không phù hợp nữa, hộ kinh doanh cần mở rộng quy mô sản xuất và tiến vào thị trường rộng lớn hơn, do đó việc phải chuyển đổi sang doanh nghiệp là điều tất yếu. Trình độ học vấn của tiểu thương là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần nâng cao trình độ cho người điều hành hộ kinh doanh bằng cách thường xuyên cập nhật các thông tin, chính sách mới ở địa phương, tham gia đầy đủ các hội nghị đối thoại khi địa phương triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý. Để chuyển đổi thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của hộ kinh doanh rất cần thiết. Hộ kinh doanh cần đa
dạng hóa hoạt động buôn bán kinh doanh của mình, tạo sự phong phú và nguồn hàng có chất lượng cho người tiêu dùng. Hộ kinh doanh tạo được uy tín tốt sẽ nâng cao được tính cạnh tranh, ổn định được tình hình kinh doanh. Để dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, hộ kinh doanh cần phải nâng cao mức độ tín nhiệm với các ngân hàng. Muốn vậy, hộ kinh doanh cần phải thực hiện nghiêm túc việc kinh doanh đúng theo pháp luật, tuân thủ các quy định của Nhà nước như nghĩa vụ nộp ngân sách, kinh doanh đúng ngành nghề quy định, tăng cường thực hiện thanh toán điện tử hay qua ngân hàng. Điều này sẽ tạo cơ sở cho các ngân hàng thương mại tin tưởng mở ra cơ hội cho vay vốn đối với hộ kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhìn chung, nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực của hộ kinh doanh, Nhà nước cần có nhiều chính sách tốt, thúc đẩy sự phát triển của hộ kinh doanh. Một trong những việc làm quan trọng là cần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hộ kinh doanh.
Qua nghiên cứu pháp luật về hộ kinh doanh, tác giả nhận thấy các quy định về hộ kinh doanh chưa thực sự hoàn thiện, còn tồn tại nhiều quy định mang tính chất chung chung, cần có hướng dẫn cụ thể hơn của cơ quan xây dựng pháp luật trong việc áp dụng các quy định vào thực tế đời sống kinh tế