Xác định hàm lƣợng Phenolic của cao chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư vú (MCF 7) của cao chiết cây ngải trắng (curcuma aromatica salisb) (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG HOẠT CHẤT TRONG CAO CHIẾT

3.2.1. Xác định hàm lƣợng Phenolic của cao chiết

Sau khi đã xác định đƣợc quy trình ly trích thu nhận phenolic ở củ Ngải trắng với điều kiện trích li là sử dụng hệ thống bồn siêu âm, dung môi ethanol, nhiệt độ 80oC trong 90 phút, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/60 (g/ml), chúng ta có kết quả ở bảng 3.6, hiệu suất thu hồi cao chiết là 6,5 ± 0,02 và hàm lƣợng phenolic tổng số trong cao chiết củ Ngải trắng là 76,39 ± 1,53 (mg/g TLK).

Bảng 3.6: Hiệu suất thu hồi cao chiết và hàm lượng phenolic tổng số trong

cao chiết củ Ngải trắng

Hiệu suất thu hồi cao chiết (%)

Hàm lƣợng phenolic tổng số (mg/g cao chiết)

6,5 ± 0,02 76,39 ± 1,53

Mỗi giá tr trong bảng là trung bình của 3 lần lặp lại ± Độ lệch chu n (Mean ± SD)

Kết quả này phù hợp với báo cáo gần đây của Pariha (2017) cho biết hàm lƣợng phenolic tổng số của các loài thuộc chi Curcuma thu thập tại các vùng khác nhau ở Chhattisgarh (Ấn Độ) dao động từ 25,81 ± 4,91 đến 151,33 ± 13,9 mg/g GAE [75].

Báo cáo khác của Penorapai 2017 hàm lƣợng phenolic tổng số trong một số loài thuộc chi Curcuma tại Thái Lan, bao gồm Curcuma aromatica

Salisb, Curcuma longa L., Curcuma xanthorrhiza Roxb., Curcuma Zediaria

Roscoe, Curcuma aeruginosa Roxb., Curcuma aurantiaca Van Zijip., và Curcuma parviflora Wall H. dao động từ 2,95 đến 132,42 mg/g. Trong đó,

hàm lƣợng phenolic của Curcuma aromatica Salisb là 118,94 ± 7,13 mg/g. Nghiên cứu trƣớc đó của Gan 2010 , ở Curcuma aromatica Salisb, hàm lƣợng phenolic tổng số xác định đƣợc rất thấp 0,38 ± 0,05 mg/g GAE) [76].

Sự khác biệt này có thể do giai đoạn tăng trƣởng, khí hậu, thời điểm thu hái, phƣơng pháp ly trích. Những nghiên cứu trƣớc đây đã cho biết hàm lƣợng và loại phenolic trong thực vật khác nhau ở những giai đoạn phát triển [77][78]. Theo báo cáo Bhargava 2006 , hàm lƣợng hoạt chất trong thực vật khác nhau khi giai đoạn trồng khác nhau và phụ thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây [79]. Theo báo cáo của Rigane và cs (2013), hàm lƣợng phenolic trong lá và hoa của dịch chiết cây C.officinalis có thể khác

nhau ở đầu và cuối giai đoạn ra hoa [80]. Những cây cùng chi có thể có hàm lƣợng và loại phenolic khác nhau tùy thuộc vào môi trƣờng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư vú (MCF 7) của cao chiết cây ngải trắng (curcuma aromatica salisb) (Trang 45 - 47)