XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO CHIẾT NGẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư vú (MCF 7) của cao chiết cây ngải trắng (curcuma aromatica salisb) (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO CHIẾT NGẢ

1,87 ± 0,06 mg/g cao, thấp hơn rất nhiều so với những nghiên cứu trƣớc đó của Tsai 2011 hàm lƣợng curcumol trong mẫu củ khô C.aromatica Salisb

thu hái tại Nhật bản là 35,8 [54].

Báo cáo khác của Wahyu (2018) cho biết hàm lƣợng curcumol trong cao chiết củ C.longa (chi Curcuma đƣợc thu hái tại Indonesia là 15,51%

[81].

Sự khác nhau giữa các kết quả có thể là do các thời gian thu hoạch, giai đoạn thu hoạch, phƣơng thức phân tích và khí hậu, điều kiện mơi trƣờng. Các hợp chất thứ cấp đƣợc tổng hợp chủ yếu trong một đơn vị nhất định hoặc thậm chí trong một mơ cụ thể, xảy ra tại một giai đoạn phát triển cụ thể [82]. Theo báo cáo Bhargava 2006 , hàm lƣợng hoạt chất trong thực vật khác nhau khi giai đoạn trồng khác nhau và phụ thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây [79].

3.3. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HĨA CỦA CAO CHIẾT NGẢI TRẮNG NGẢI TRẮNG

Phƣơng pháp nhặt gốc tự do DPPH đƣợc sử dụng rộng rãi trong mơ hình nhằm khảo sát hoạt động nhặt gốc tự do của một số hợp chất tự nhiên, chẳng hạn nhƣ nhóm phenolic hay anthocyanin, hoặc h n hợp chiết thô, nhƣ chiết methanol, chiết nƣớc từ thực vật. Các DPPH đƣợc bắt bởi các chất kháng oxy hóa thơng qua sự chuyển electron tạo thành dạng DPPH khử. Sự thay đổi màu sắc từ màu tím sang màu vàng sau q trình khử, thể hiện thông qua sự giảm hấp thụ ở bƣớc sóng 517 nm.

Trong đó, giá trị IC50 là một giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hoặc yếu của mẫu khảo sát. IC50 đƣợc định nghĩa là nồng độ của mẫu mà tại đó có thể ức chế 50% gốc tự do, hoặc tế bào, hoặc enzyme, mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 s càng thấp.

Bảng 3.8: Hoạt tính nhặt gốc tự do DPPH của cao chiết từ củ Ngải trắng và

ascorbic acid

Mẫu IC50 (µg/ml)

Cao chiết củ Ngải trắng 52,22 ± 2,70 Ascorbic acid 5,41 ± 0,92

Mỗi giá tr trong bảng là trung bình của 3 lần lặp lại ± Độ lệch chu n (Mean ± SD)

Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy giá trị IC50 của cao chiết củ Ngải trắng đạt 52,22 µg/ml. Nhƣ vậy 52,22 µg/ml là nồng độ của cao chiết củ Ngải trắng mà tại đó có thể ức chế 50% gốc tự do DPPH. Bên cạnh đó đối chứng dƣơng ascorbic acid có IC50= 5,41 µg/ml, tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Srvidya và cộng sự (2009), 6,0 ± 1,0 µg/ml [83]; Shyamlal và cộng sự (2020), 4,57 µg/ml [84]; Patle và cộng sự (2020), 4,91 µg/ml [85].

Kết quả nghiên cứu của Srvidya và cộng sự 2009 cũng cho thấy Ngải trắng có IC50 thấp hơn rất nhiều so với cây cùng chi là Curcuma zeodaria

[83]. Khi ly trích Ngải trắng bằng EtOH ở nhiệt độ cao và thấp thì cho kết quả chỉ số IC50 khơng khác biệt đáng kể, lần lƣợt là 37,45 ± 2,5 µg/ml, 35,93 ± 2,1 µg/ml. Trong khi ly trích bằng nƣớc thì IC50 rất cao, 712,7 ± 2,66 µg/ml. Tƣơng tự với mẫu Curcuma zeodaria, cao chiết nƣớc có IC50 là 757 ± 13,5

µg/ml, nhƣng lại có sự khác biệt khi so sánh giữa EtOH nhiệt độ cao và thấp, lần lƣợt là 227,8 ± 4,875 µg/ml, 930 ± 16,35 µg/ml (Srvidya và cs., 2009) [83]. Từ kết quả này cho thấy, EtOH là dung mơi phù hợp để ly trích tốt các thành phần có hoạt tính kháng oxy hóa trong chi Curcuma, và tốt hơn khi ly trích ở nhiệt độ cao tùy thuộc lồi. Chúng tơi cũng ly trích cao chiết củ Ngải trắng bằng dung môi EtOH và ở nhiệt độ cao 80oC, nhƣng IC50 lại cao hơn trong nghiên cứu này. Có thể là do khác nhau về điều kiện thu mẫu cũng nhƣ ngoại cảnh tác động làm ảnh hƣởng đến hàm lƣợng hoạt chất cũng nhƣ hoạt tính của chúng.

Năm 2012, Rajamma và cộng sự: khi nghiên cứu về chi Curcuma

(C.aeruginosa, C.amada, C.aromatica, C.brog, C.caesia, C.malabarica, C.rakthakanta), kết quả cho thấy củ Ngải trắng ly trích bằng dichloromethane

tại nhiệt độ phịng có hoạt tính kháng oxy hóa với IC50 = 300 ± 20 µg/ml (Rajamma và cs., 2012) []. Kết quả này cao hơn gấp 6 lần kết quả mà chúng tôi thu nhận đƣợc. Nhƣ vậy, EtOH vẫn là dung mơi tối ƣu có khả năng ly trích các hợp chất có hoạt tính kháng oxy hóa trong mẫu thí nghiệm.

Với điều kiện ly trích là dung môi EtOH tại 80oC trong 90 phút, với tỉ lệ mẫu/dung môi là 1/60, chúng tôi thu nhận đƣợc cao chiết củ Ngải trắng có hoạt tính kháng oxy hóa thơng qua đánh giá khả năng bắt gốc tự do DPPH khá cao, với giá trị IC50 cụ thể đạt 52,22 ± 2,70 µg/ml.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư vú (MCF 7) của cao chiết cây ngải trắng (curcuma aromatica salisb) (Trang 48 - 51)