7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
2.2.1. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ
Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sản phẩm và dịch vụ và mức độ đáp ứng những nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa thể hiện qua thực trạng về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, uy tín của Công ty
2.2.1.1. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa hiện đang kinh doanh 3 lĩnh vực chính với bia, rượu và nước giải khát. Trong đó, SP bia chiếm hơn 70% tổng sản lượng của công ty. Hai mặt hàng rượu và nước giải khát tuy cũng đóng góp vào lợi nhuận của DN nhưng không đáng kể. Các SP này Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại, bản quyền tại Việt Nam. Các sản phẩm chính của Công ty là:
- Bia tươi đóng KEG 2L: Là sản phẩm mới, bia hơi cao cấp của Công ty, với độ cồn 4,3%, được đưa ra thị trường từ tháng 5 năm 2014. Đây là dòng sản phẩm được định hướng vào đối tượng tiêu dùng có thu nhập ổn định, hệ thống phân phối chủ yếu ở khu vực thành phố và khu vực thị trấn, thị tứ.
- Bia hơi THANHHOA: Là dòng bia tươi, với độ cồn 3,8%. Đây là sản phẩm bia phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, được tiêu thụ mạnh vào mùa hè, khu vực phân phối trên toàn tỉnh.
- Bia chai THANHHOA: Bia chai THANHHOA 450ml và 330ml là sản phẩm bia truyền thống của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, với độ cồn 4,3%. Đây là dòng sản phẩm bia chai chủ đạo của Công ty.
- Bia lon THANHHOA: Là sản phẩm bia lon truyền thống, với độ cồn 4,5%, được đưa ra thị trường từ năm 2002, Đây là dòng sản phẩm được định hướng vào đối tượng tiêu dùng trong toàn tỉnh.
- Bia chai THABREW: Là sản phẩm mới bia cao cấp của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, với độ cồn 4,8%, được đưa ra thị trường từ cuối năm 2011. Đây là dòng sản phẩm được định hướng vào đối tượng tiêu dùng có thu nhập ổn định, hệ thống phân phối chủ yếu ở khu vực thành phố và khu vực thị trấn, thị tứ.
- Bia lon THABREW: Là sản phẩm mới bia cao cấp của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, với độ cồn 4,8% cao hơn các loại sản phẩm khác của Công ty, được đưa ra thị trường từ cuối năm 2013. Đây là dòng sản phẩm được định hướng vào đối tượng tiêu dùng có thu nhập ổn định, hệ thống phân phối chủ yếu ở khu vực thành phố và khu vực thị trấn, thị tứ.
Chất lượng sản phẩm của Công ty được khẳng định và công nhận bởi Trung tâm chứng nhận phù Hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quacert).
Những năm vừa qua ngoài việc chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa còn quan tâm đến thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng sản phẩm khẳng định uy tín sản phẩm Bia Hà Nội Thanh Hóa trên thị trường. Hiện nay, Công ty là một trong ít doanh nghiệp trong ngành đang đồng thời áp dụng thành công 03 hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 (HACCP); Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015. Sau khi áp dụng hệ thống quản lý này, ý thức làm việc của người lao động tốt hơn, khoa học hơn. Công việc giữa các ca sản xuất được chuyển giao rất chặt chẽ với tính tự quản cao. Điều đó đã góp phần làm chất lượng bia của Thanh Hóa ngày càng cao và ổn định, năng suất lao động tăng hơn 15%, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu giảm rõ rệt và quan trọng hơn là hệ thống thông tin đã vào cuộc, nhanh nhạy hơn, chính xác hơn, góp phần đắc lực để Ban giám đốc ra những quyết sách phù hợp cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy các sản phẩm của Công ty Bia Thanh Hóa đã khẳng định lòng tin và uy tín đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động bộ phận kiểm tra chất lượngTrình độ Số lượng cán bộ Tỷ lệ (%) Trình độ Số lượng cán bộ Tỷ lệ (%) Trình độ đại học 7 63,6 Trình độ cao đẳng 3 27,2 Trình độ trung cấp 1 9,2 Tổng 11 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Qua bảng 2.3 cho thấy trình độ của bộ phận kiểm tra chất lượng tương đối tốt, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm 63,6%; lao động có trình độ cao đẳng chiếm 27,2%; lao động có trình độ trung cấp chiến 9,2%.
Với những nỗ lực của mình trong thời gian qua, Công ty đã được trao tặng nhiều giải thưởng: Cup Vàng sản phẩm hàng hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa cho dòng bia chai Thabrew năm 2016; Cup Vàng sản phẩm hàng hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa cho dòng bia lon Thabrew năm 2018; Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2018 (loại hình doanh nghiệp sản xuất lớn). Giải thưởng chất lượng Quốc gia là một hình thức tôn vinh, khen thưởng hằng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng văn hoá, phong trào năng suất, chất lượng trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước.
2.2.1.2. Về giá cả sản phẩm
Với mặt hàng tiêu dùng nhanh như SP bia thì giá cả không phải là tiêu chí tiên quyết để KH lựa chọn SP để sử dụng. Vì vậy, tùy vào thương hiệu và chất lượng, các DN đưa ra mức giá hợp lí nhất phù hợp với khả năng thanh toán của KH nhưng đây không phải là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất với SP này. Tuy nhiên, giá cũng là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng và uy tín công ty trên thị trường, nên các công ty cũng đã đưa ra các phương pháp tính giá hợp lí nhất khi đưa SP ra thị trường.
Bảng 2.4: Giá một số loại bia bán chạy trên thị trường năm 2019
Đơn vị: nghìn đồng
Nhãn hiệu Giá chai Giá chai Giá lon Giá thùng 24 lon
450ml 330ml 330ml 330ml
Bia Thanh Hoa 9-10 7 – 8 7 – 8 160 – 180
Bia THABREW 10 -11 8 - 9 180 - 200
Bia Hà Nội 12–15 9–10 210 - 230
Bia Trúc Bạch 20 25 13,5 – 15 365 – 380
Bia 333 12 10–11 208 – 225
Bia Saigon Special 20 11-14 282 - 305
( Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Có thế thấy giá bia của Công ty thấp hơn hẳn so với giá của các sản phẩm khác cùng loại. Giá sản phẩm của công ty hiện nay là phù hợp với thị trường mục tiêu của công ty là đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình chủ yếu tại địa phương và các tỉnh lân cận, khách hàng hoàn toàn có thể chi trả cho những SP của công ty. Vì vậy sản phẩm của công ty vẫn được khách hàng đón nhận và càng ngày càng mở rộng thị trường và mức doanh thu luôn tăng. Tuy nhiên giá không phải là yếu tố quyết định để khách hàng mua và sử dụng sản phẩm bia, rượu. Do vậy, công ty nên dùng các công cụ khác như nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối hay tăng cường các hoạt động xúc tiến để có thể tăng sức cạnh tranh cho DN