Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nguồn lực

Một phần của tài liệu 03_ MAI ANH DUNG (Trang 91 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nguồn lực

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

NNL là yếu tố mà bất kì công ty nào cũng cần quan tâm. Đội ngũ nhân sự của công ty nhìn chung đã tập hợp được những nhân tố có năng lực, đam mê, nhiệt tình với công việc tuy nhiên không thể tránh được những hạn chế, vì vậy công ty có thể thay đổi một số vấn đề trong quản lý và đào tạo nhân lực, tạo động lực cho người LĐ.

Sử dụng phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP hiệu quả, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm thời gian, công sức của nguồn nhân lực, khuyến khích công nhân, viên sử dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công việc của bản thân.

Xây dựng các chính sách lương, thưởng kích thích, thu hút kịp thời động viên người LĐ trong DN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Rà soát, điều chỉnh cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người LĐ trong nhà máy, phân xưởng để tăng năng suất và chất lượng SP.

Hoạt động tuyển dụng cần bám sát vào nhu cầu thực tế của công ty cũng như của thị trường, tập trung vào những mặt còn yếu của công ty đó là đối tượng nhân lực có trình độ kĩ thuật công nghệ cao làm việc tại các dây chuyền sản xuất. Xây dựng CS tuyển dụng chặt chẽ, dựa trên năng lực nhằm tìm kiếm những nhân tố nổi bật đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và Marketing như nhân viên truyền thông, thương hiệu và quản lý chất lượng.

Xây dựng hệ thống đào tạo theo vị trí công việc, tập trung đào tạo chuyên sâu lĩnh vực công nghệ, đào tạo nghiên cứu phát triển SP mới, kết hợp đào tạo ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công ty.

Đưa ra những chính sách, khen thưởng rõ ràng với những cá nhân có những sáng kiến cải tiến kĩ thuật, công tác quản lý, phát huy tối đa tính sáng tạo, năng động và năng lực của người LĐ.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý cho hệ thống các cán bộ chủ chốt, đội ngũ kỹ sư, cử nhân và công nhân vận hành bằng các hình thức cử cán bộ đi học bồi dưỡng chuyên môn, học quản lý trong và ngoài nước, đồng thời tổ chức các lớp tự huấn luyện đào tạo cho người LĐ thực hiện các công việc trên dây chuyền thiết bị, công nghệ thực tế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chuyên nghiệp. Với công ty bia, các chuyên môn đang rất cần được bổ sung đó là các chuyên viên về kĩ thuật – công nghệ chất lượng, chuyên gia Marketing, nghiên cứu thị trường.

3.2.2.2. Đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất

Tiến bộ khoa học kỹ thuật là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới công nghệ là vấn đề tất yếu quy định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sự khó tính của KH ngày càng được thể hiện rõ nét qua “gu” chọn bia trong từng phân khúc thị trường khác nhau. Công ty muốn đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, hướng tới phân khúc thị trường cao cấp hơn thì rất cần quan tâm đến yếu tố công nghệ.

Công ty cần xem xét, kiểm tra, đánh giá lại tất cả các máy móc, thiết bị trong dây truyền sản xuất, loại bỏ những máy móc đã cũ kĩ, lạc hậu, thay thế bằng những máy móc hiện đại, công nghệ mới nhất.

Nghiên cứu ra những quy trình sản xuất mới để tạo ra hương vị thơm ngon và phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng như việc chuyển sang sử dụng men bia nổi thay men bia chìm dù cách này khó thực hiện và tốn nhiều kinh phí.

Một vấn đề lớn với các DN sản xuất bia nói chung đó là vấn đề chủ động nguyên vật liệu. Hiện nay, phần lớn nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, điều này làm tăng chi phí và khiến công ty bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Công ty có thể nghiên cứu những thị trường gần hơn như Trung Quốc, Lào… nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng của nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu 03_ MAI ANH DUNG (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w