Khái quát chung về quận Bình Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác cán bộ cấp cơ sở tại QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 44 - 49)

a) Đặc điểm về tự nhiên

Bình Tân là một quận thuộc phía Đơng Nam thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 5/01/2003 của Chính phủ trên cơ sở tách các xã Tân Tạo, Bình Hưng Hịa, Bình Trị Đơng và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Tại thời điểm thành lập, quận Bình Tân có tổng diện tích tự nhiên 5.210,2 ha, 50.823 hộ dân, 254.635, nhân khẩu, sinh sống tại 121 khu phố, 10 phường: An Lạc, An Lạc A, Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Trị Đơng, Bình Trị Đơng A, Bình Trị Đơng B, Bình Hưng Hịa, Bình Hưng Hịa A, Bình Hưng Hịa B. Về địa giới hành chính: phía Bắc tiếp giáp với huyện Hóc Mơn và quận 12. Phía Nam tiếp giáp với quận 8. Phía Đơng có ranh giới giáp với quận Tân Phú, quận 6, quận 8. Phía Tây tiếp giáp với huyện Bình Chánh. Đến năm 2018, quận đã phát triển lên trên 754.000 người, sinh sống tại 10 phường với 130 khu phố, 1.666 tổ dân phố, trở thành quận đơng dân số nhất cả nước.

Quận Bình Tân có vị trí trí tiếp giáp với cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. Song song quốc lộ 1A là tuyến đường Hồng Bàng - Hùng Vương đi các quận nội thành, kết nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ, tạo thành hành lang phát triển quận

b) Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển (2003 - 2018), quận Bình Tân ln được sự quan tâm đầu tư rất lớn của Đảng và Nhà nước, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự giúp đỡ của các cơ quan sở, ban, ngành của Thành phố. Do vậy, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc quận

Bình Tân đã lãnh đạo nhân dân tồn quận xây dựng vững chắc khối đoàn kết toàn dân, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, tập trung huy động các nguồn lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương, từng bước xây dựng và tập trung phát triển kinh tế- xã hội theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất toàn quận đạt 58.331 tỷ đồng, tăng 34,2 lần so với khi mới thành lập Quận. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp”. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng cao, giảm dần tỷ trọng ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Năm 2018, tỷ trọng các ngành lần lượt là : Nông nghiệp 0,13% - Công nghiệp 51,63% - Thương mại - dịch vụ 48,24%.

Đến năm 2018, trên địa bàn quận Bình Tân có 19.017 doanh nghiệp tham gia các loại hình kinh doanh khác nhau với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2018 của quận đạt 47.565 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm trên 7%, còn lại là các nguồn vốn từ nguồn đầu tư tập trung của thành phố, nguồn vốn phân cấp và nguồn từ các chương trình xã hội hóa. Trên địa bàn quận có nhiều khu cơng nghiệp tập trung, thu hút đơng đảo cơng nhân trong và ngồi nước đến sinh sống và làm việc, trong đó tiêu biểu là một số khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Tân Tạo, khu cơng nghiệp Vĩnh Lộc… cùng hàng chục nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hoạt động trên địa bàn.

- Khu công nghiệp Tân Tạo: Được thành lập theo quyết định số 906/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181 ha (giai đoạn I). Sau đó được mở rộn thêm với diện tích 262 ha (giai đoạn II).

- Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: Được thành lập theo quyết định số 81/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 05/02/1997 với diện tích theo giấy phép là 207 ha.

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2018 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị sản xuất 38.409,92 58.331,61 152,7% 1 Khu vực kinh tế nông nghiệp 57.07 73.29 128% 2 Khu vực kinh tế công nghiệp 22.785.15 27.570.04 121% 3 Khu vực kinh tế dịch vụ 68,751.12 101.456,06 150%

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có bước phát triển mạnh, thể hiện tinh thần xã hội hóa ngày càng cao. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo phát triển tồn diện. Quy mơ phát triển hệ thống trường lớp đảm bảo ổn định, phủ hợp. Trong nhiều năm liền, quận Bình Tân đã tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phong trào xây dựng trường Chuẩn Quốc gia ngày càng được phát triển. Chất lượng khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao. Trạm y tế các phường đã được hiện đại hóa, 100% đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển mạnh, chất lượng xây dựng đơn vị văn minh đô thị ngày càng được nâng cao. Đồng thời đời sống văn hóa - tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao hơn nữa. Năm 2018, tồn quận có 92. 610 hộ gia đình trên địa bàn quận được cơng nhận là gia đình văn hóa, 108 khu phố được cơng nhận là Khu dân cư văn hóa, 09 phường đạt chuẩn văn minh đô thị, 174 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu Cơ quan văn hóa.

Đội ngũ cán bộ từ cấp quận đến các phường được xây dựng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vai trò của Đảng bộ, chính quyền và từng cán bộ đảng viên ngày càng được nâng cao, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ quận ngày càng được củng cổ vững chắc và số đơn vị đạt trong sạch vững mạnh đều tăng hàng năm.

Cơng tác an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo giữ vững ổn định, thế trận an ninh Nhân dân luôn được tăng cường và củng cố. Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Xử lý nhanh, đạt kết quả cao các cuộc đình cơng, lãn cơng, biểu tình làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Các vụ phạm pháp hình sự được kiềm chế và kéo giảm, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Trật tự an tồn giao thơng, chương trình mục tiêu 3 giảm, kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội từng bước được cải thiện. Công tác tuyên truyền, huấn luyện, kiểm tra phương tiện phòng cháy, chữa cháy các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp được tăng cường thực hiệnm qua đó góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn, giúp nhân dân yên tâm sản xuất, tích cực đóng góp vào q trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

c) Cơ cấu tổ chức bộ máy của quận Bình Tân

Quận Bình Tân hiện nay có 10 phường, có cơ cấu tổ chức như sau: Thuận lợi

Với vị trí địa lý là một quận nằm gần cửa ngõ vào trung tâm thành phố, được Đảng, Nhà nước và Thành ủy, Ủy ban nhân dân phố quan tâm, đầu tư phát triển là quận trọng điểm, đó là cơ sở tốt để Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân tạo mọi điều kiện cho công tác đào tạo cán bộ công chức nói chung và cán bộ cơng chức cấp phường nói riêng.

Đội ngũ cán bộ cơng chức quận Bình Tân ln khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực cơng tác, đó là rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công chức cấp phường của quận.

Là một quận được thành lập được 15 năm (2003 - 2018), với dân số đông (hơn 784.000 người), là quận đông dân số nhất cả nước, tỷ lệ dân số trong độ tuổi

lao động ở mức cao, đó là nguồn nhân lực dồi dào, sự bổ sung quan trọng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp phường trên địa bàn quận.

Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, qua đó đã tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần tạo cho quận Bình Tân điều kiện phát triển kinh tế, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến kinh doanh; từ đó quận càng có thêm điều kiện để đầu tư kinh phí, nâng cấp hạ tầng cơ sở, đầu tư thêm các trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ CBCC cấp phường. Đồng thời, các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp phường đã và đang được thực hiện tương đối tốt, nhất là các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Ngồi ra, các đặc điểm, tình hình trên sẽ tạo thuận lợi cho cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận đối với các phường, đồng thời đảm bảo giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, vướng mắc của nhân dân trong đời sống sản xuất và sinh hoạt, qua đó góp phần giúp lãnh đạo Thành phố, quận nắm chắc tình hình thực thi nhiệm vụ của CBCC cấp phường, đảm bảo ban hành các chế độ, chính sách phù hợp, khen thưởng kịp thời những người có thành tích, đồng thời xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm.

Khó khăn

Vị trí địa lý tuy là một thuận lợi những cũng là khó khăn. Việc được Chính phủ và thành phố xác định là một quận trọng điểm trong việc phát triển kinh tế - xã hội đang tạo cho quận Bình Tân áp lực rất lớn trong việc thực hiện cơng tác đào tạo nói chung, đặc biệt là cơng tác đào tạo CBCC cấp phường đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay.

Mặt bằng trình độ CBCC cấp phường của quận Bình Tân nói chung cịn ở mức trung bình so với mặt bằng trình độ CBCC của các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ CBCC cấp cơ sở của quận.

d) Các đặc điểm của việc đánh giá cán bộ, cơng chức ở quận Bình Tân.

Một là, với đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở quận Bình Tân hiện nay là 242 người, trong đó, chủ yếu có bằng cao đẳng, đại học với hơn 90%, kết hợp với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác cán bộ cấp cơ sở tại QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)